Năm 2020, tình hình thiên tai trên địa bàn TP Hà Tĩnh diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trận lụt lịch sử vào tháng 10/2020 đã làm 1 người chết, hơn 2.200 cây xanh bị đổ, gãy; gây ngập lụt hơn 77 ha rau màu. Mưa lụt cũng làm thiệt hại hơn 438 ha nuôi trồng thủy sản; hư hỏng nhiều hệ thống giao thông, thủy lợi… Theo đánh giá, tổng thiệt hại do mưa lụt gây ra trên địa bàn TP Hà Tĩnh lên đến gần 1.900 tỷ đồng.
Năm 2021, TP Hà Tĩnh tập trung rà soát, cập nhật và xác định những vùng nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, vùng ngoài đê, vùng gần sông; xây dựng phương án di dời dân trong trường hợp khẩn cấp; phân công rõ trách nhiệm, sẵn sàng phương châm “4 tại chỗ”; kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống thiên tai, công trình tiêu thoát nước; hệ thống đê điều, hồ đậptrên địa bàn…
Làm việc với Đoàn kiểm tra của tỉnh, TP Hà Tĩnh đề xuất tỉnh bố trí nguồn đầu tư, sửa chữa một số công trình phòng chống thiên tai như: nâng cấp, gia cố đê Đồng Môn đoạn đập Cót (K19+450) đến Cầu Phủ (K23+400); dự án kênh tiêu Thạch Quý (từ cống Đồng Kiên ra kênh T8); nâng cấp đập Cót qua đê Đồng Môn đoạn qua phường Đại Nài; xây dựng mới cống qua đê Đồng Môn đoạn giữa cống K10 và K11 trên địa bàn xã Đồng Môn.
Tại buổi làm việc, thành viên đoàn công tác của tỉnh đã đóng góp một số ý kiến quan trọng về xây dựng các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố như: cần rà soát lại hệ thống cống thoát lũ và công trình phòng chống thiên tai; chủ động phương án nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp thiết; cảnh báo sớm cho bà con; có phương án diễn tập ứng phó với thiên tai, nhất là đối với vùng hạ du Kẻ Gỗ…
Trưởng đoàn Công tác của tỉnh, ông Trần Việt Hà, Giám đốc Sở KH&ĐT đánh giá cao nỗ lực của Ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố trong việc chủ động xây dựng phương án, kịch bản ứng phó với diễn biến thiên tai; khắc phục kịp thời những thiệt hại, hậu quả của thiên tai trên địa bàn. Đồng thời đề nghị thành phố rà soát lại phương án “4 tại chỗ”, nhất là chủ động hợp đồng cụ thể đối với các phương tiện, đơn vị vận tải để ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp; chủ động phương tiện cứu trợ như áo phao, thuyền nhỏ...Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến tận bà con; có phương án đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc trong diễn biến xấu của thời tiết. Liên quan đến các công trình, thành phố cần phân nhóm theo mức độ thiết yếu, đề xuất tỉnh đầu tư kịp thời, chủ động phối hợp với các ban dự án, ngành cấp tỉnh để đề xuất bổ sung đầu tư theo hướng đồng bộ, bền vững đối với những công trình mang tính chiến lược lâu dài.
Đoàn Công tác cũng đề nghị Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, chủ động phối hợp với các địa phương vùng hạ du Kẻ Gỗ để điều tiết, vận hành khoa học, hiệu quả, chủ động ứng phó với tình hình mưa lũ và tác động tiêu cực của thiên tai.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã