Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hồng Lĩnh bám đồng, bám ruộng vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid 19

Thứ năm - 23/04/2020 04:03
Cùng với các địa phương trong tỉnh, thời gian qua, nông dân thị xã Hồng Lĩnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dịch bệnh trên người và dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi. Trong bối cảnh đó, các cấp Hội nông dân đã luôn đồng hành, trăn trở tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn để giúp hội viên nông dân tự tin duy trì sản xuất, phát triển kinh tế.
Mô hình kinh tế  của gia đình anh Bùi Xuân Lợi và chị Đào Thị Cảnh cây trái sum suê...

Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Bùi Xuân Lợi và chị Đào Thị Cảnh ở TDP Ngọc Sơn, phường Đức Thuận được xây dựng trên diện tích 3,5 ha với những vườn cây ăn quả luôn xanh tốt, đàn gia súc gia cầm phát triển và cho thu hoạch, ghi nhận công sức, trí tuệ của vợ chồng anh chị sau hơn 15 năm lao động không mệt mỏi. Hiện nay, mô hình kinh tế tổng hợp của anh chị có 5 ao cá, hơn 1.000 con vịt đẻ trứng, hơn 100 con gà, 200 cây ổi Lê Đài Loan, và hơn 200 cây mít Thái, nhãn, hồng xiêm, đu đủ và nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao...Với đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó học hỏi và áp dụng KHKT vào sản xuất, hiệu quả cao, kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Từ nguồn thu nhập, cuộc sống gia đình được cải thiện, anh chị đã có của ăn của để, trả hết tiền vay Ngân hàng, tích lũy vốn liếng tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm để cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường.

Đàn vịt đẻ quy mô hơn 1.000 con của mô hình đem lại thu nhập cao

Thời gian qua, dù dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, nhưng gia đình anh chị vẫn có thu nhập đều từ mô hình. Theo tính toán mỗi năm, nguồn lợi từ cây trồng vật nuôi mang lại trên 200 triệu đồng, từ đó đã  giúp gia đình vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu chính đáng. Hiệu quả từ mô hình đã làm thay đổi suy nghĩ của bà con nông dân ở địa phương về sản xuất nông saản hàng hóa. Điều đáng nói là mô hình đã được xây dựng trên diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, nơi mà trước đây nhiều người đã không làm được. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, anh chị còn thường xuyên giúp đỡ cho các hộ trong và ngoài địa phương về kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, tiền vốn, giống cây trồng vật nuôi … Chị Đào Thị Cảnh - phấn khởi  tâm sự với chúng tôi: “Dự kiến, sau đợt dịch Covid 19, tranh thủ thời gian nhàn rỗi, anh chị sẽ thuê máy móc để cải tạo 0,3 ha từ hồ nuôi cá mè chuyển sang nuôi cá ba sa thương phẩm, xung quanh hồ trồng cây ăn quả như dừa xiêm, ổi Lê...Đây là hướng đi, mở ra cơ hội cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất và chăn nuôi của gia đình”

Mô hình chị Ngân hiện có 4 hồ cá ....

Trong những ngày dịch bệnh Covid 19 kéo dài, chị Trần Thị Ngân ở TDP Đồng Thuận, Phường Đức Thuận lại giành nhiều thời gian để tập trung chăn nuôi lợn, gà, cá, lúa để tăng thêm thu nhập. Chị xác định làm kinh tế, nhất là kinh tế tổng hợp trên đồng ruộng nhiều lúc cũng bấp bênh, khi thuận lợi thì cho thu nhập cao, khi thời tiết bất lợi, thiên tai, dịch họa khó lường thì người nông dân cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, gia đình chị không nản chí, quyết tâm xây dựng mô hình ngày càng phát triển.Trên cơ sở mô hình của người thân để lại, gia đình chị đã đầu tư thêm 500 triệu đồng để mở rộng lên 1,5 ha, hiện mô hình có 4 ao cá, nuôi gần 200 con gà, vịt và lợn.

...mấy ngày diễn ra dịch Covid 19 chị Ngân lại càng bám mô hình để chăm sóc cây ăn quả.

Thời gian gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ của Hội nông dân các cấp, mô hình của chị đã được Hội cung ứng cho 1 số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao để trồng xung quanh khu vực các hồ cá, vừa tạo bóng mát, tạo cảnh quan, tăng thu nhập cho gia đình.

Mô hình kinh tế tổng hợp trên đồng ruộng của ông Trần Sâm

Còn với ông Trần Sâm ở tổ dân phố Thuận Minh, phường Đức Thuận, mặc dù tuổi đã khá cao nhưng năm 2015 ông, bà đã quyết định ra đồng cải tạo lại mô hình trước đó của con trai làm ăn thua lỗ với quyết tâm làm lại từ đầu. Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Hội nông dân, nhất là về áp dụng khoa học kỹ thuật, vốn, cây con nên gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư cải tạo mô hình. Trên diện tích hơn 1 ha, ông đã đào ao thả cá, chăn nuôi hàng trăm con gà vịt, chăn nuôi bò...với phương châm “lấy ngắn, nuôi dài ”. Hiện nay mô hình của ông đã cho thu nhập ổn định, cuộc sống vì vậy có nhiều cải thiện.

Mô hình nuôi ốc bươu và lươn ...

Gần đây mô hình của ông Sâm đã được Hội nông dân thị xã Hồng Lĩnh đầu tư kinh phí hỗ trợ nuôi ốc bươu và nuôi lươn. Nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nên mô hình phát triển và đã cho thu nhập khá. Từ thành công mang lại, ông đang tiếp tục ấp ủ dự định xây dựng thêm hồ nuôi ốc bươu và lươn trong nhà, đồng thời trồng thêm cây ăn quả xung quanh diện tích ao hồ để có thêm thu nhập cho gia đình.

...bước đầu đã đưa lại hiệu quả

Mặc dù dịch Covid 19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ kém, cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng các hộ nông dân ở đây vẫn không hề nản chí. Họ vẫn bám đồng, bám ruộng. Đồng hành cùng với hội viên, đội ngũ cán bộ hội đã giành nhiều thời gian khảo sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, thống kê thiệt hại do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm để cùng góp tiếng nói chung, chuyển đến các cấp, các nghành quan tâm hỗ trợ, giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất.

Cán bộ Hội nông dân Thị xã và phường Đức Thuận  cùng đồng hành với bà con nông dân ...

“ Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nông dân ở thị xã Hồng Lĩnh gặp nhiều trở ngại. Hiểu được tình hình đó, Hội Nông dân các cấp ở thị xã Hồng Lĩnh đã tập trung tuyên truyền cho hội viên, nông dân trong toàn thị cùng tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người dân cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Hội đã vận dụng nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo động lực để nông dân mạnh dạn tiếp cận với cách thức làm ăn mới. Luôn đồng hành cùng hội viên để vừa duy trì có hiệu quả việc xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển sản xuất theo hướng chuỗi giá trị trong trồng trọt, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và tiêu thụ nông sản. Hội còn tổ chức khâu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức đào tạo nghề cho nông dân, giúp nông dân thay đổi thói quen sản xuất, thay đổi nhận thức để tham gia có hiệu quả các mô hinh kinh tế tập thể…” Bà Lê Thị Thu Hiền - Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Hồng Lĩnh cho biết thêm

...để cùng nắm bắt tâm tư nguyện vọng để cùng tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn....

Luôn luôn đồng hành, tìm giải pháp để giúp nông dân yên tâm sản xuất, tạo niềm tin cho nông dân trong toàn thị xã cùng phấn đấu vượt qua đại dịch, tiếp tục làm ăn có hiệu quả đồng thời động viên nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, tìm hướng đi mới trong sản xuất, nhất là vực dậy các mô hình kinh tế tổng hợp trên đồng ruộng lâu nay bị lãng quên. Những nỗ lực của các cấp Hội nông dân ở thị xã Hồng Lĩnh đã góp phần đưa sản xuất nông nghiệp đô thị theo hướng hàng hóa. /.

 

Theo Thu Hằng - Cẩm Hà - Thanh Trúc/honglinh.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại705,700
  • Tổng lượt truy cập90,769,093
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây