Xác định công tác đào tạo, chuyển đối nghề, xây dựng các mô hình kinh tế cho hội viên nông dân là một nhiệm vụ quan trong của các cấp hội nông dân thị xã Kỳ Anh. Nhất là sau sự cố môi trường biển năm 2016, vấn đề ổn định sản xuất, đời sống cho hội viên nông dân thực sự là việc làm cần thiết.
Trên cơ sở đề án của UBND Thị xã Kỳ Anh, Hội nông dân Thị đã triển khai đề án chăn nuôi gà quy mô 100 con/mô hình với sự tham gia của 200 mô hình. Bước đầu, hội nông dân thị xã Kỳ Anh đã triển khai xây dựng thí điểm 50 mô hình ở 05 xã, phường gồm: Kỳ Trinh, Kỳ Hà, Kỳ Lợi, Kỳ Hoa và Kỳ Phương, mỗi xã- phường có 10 hộ tham gia theo hình thức liên kết, mỗi hộ gia đình bước đầu nuôi 100 con. Qua một thời gian thực hiện, mô hình đã cho kết quả khá.
Chị Nguyễn Thị Thu, thôn Hoa Đông, xã Kỳ Hoa được sự hỗ trợ của dự án đã đầu tư xây dựng mô hình theo sự hướng dẫn của Hội nông dân. Nhờ thực hiện tốt kỹ thuật cũng như cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nên bình quân mỗi năm, gia đình chị Thu nuôi 3 lứa, mỗi lứa 1000 con, mỗi năm xuất bán khoảng 5 tấn gà thịt, thu nhập mang lại khá lớn. Chị Thu cho biết thêm " Thời gian tới, gia đình chị sẽ mở rộng phát triển nhân rộng thêm mô hình gà đẻ trứng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn".
Kỳ Hoa là một trong 5 địa phương được Hội nông dân thị xã Kỳ Anh chọn xây dựng điểm nuôi gà đẻ trứng. Hội nông dân xã Kỳ Hoa đã chọn 10 mô hình liên kết chăm nuôi gà thành lập tổ hợp tác. Với các chính sách hỗ trợ, mỗi mô hình được vay 50 triệu đồng, thời gian vay 18 tháng, thị xã Kỳ Anh hỗ trợ một phần lãi vay ngân hàng trong thời gian vay vốn, hỗ trợ tham quan, tập huấn, chuyển giao KHKT và văc xin tiêm phòng trong năm đầu xây dựng mô hình. Đến nay, mô hình phát triển tốt, được hội viên nông dân tin tưởng, bước đầu có kết quả khả quan.
Bên cạnh xây dựng mô hình chăn nuôi gà, nhiều hội viên nông dân ở thị xã Kỳ Anh đã tìm cho mình hướng đi phù hợp. Trước thực tế của nghề chăn nuôi lợn khó khăn, bấp bênh do giá cả, dịch bệnh, ông Hoàng Thân ở P. Kỳ Thịnh đã quyết định chuyển hướng từ chăn nuôi liên kết sang chăn nuôi liên kết gia công với công ty MITRACO để đảm bảo ổn định về đầu ra sản phẩm. Đến nay gia đình ông đã xuất được 2 lứa, mỗi lứa bình quân từ 70 - 75 tấn thịt lợn hơi, lợi nhuận từ 120 – 150 triệu đồng/ lứa đã trừ chi phí.
Cùng với mô hình chăn nuôi lợn liên kết của gia đình ông Hoàng Thân, hiện ở phường Kỳ Thịnh là một địa phương ở trong khu kinh tế Vũng Áng, có nhiều hộ dân di dời lên vùng tái định cư. Sau khi lên nơi ở mới, Hội nông dân phường Kỳ Thịnh đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức cho hội viên chuyển đổi nghề, tạo việc làm tặng thu nhập. Thời gian qua, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi kết hợp, liên kết cho thu nhập ổn định.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã góp phần khơi dậy trong mỗi hội viên nông dân ý chí, dám nghĩ, dám làm, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên làm giàu. Các hộ nông dân đã tích cực, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Đến nay Hội nông dân thị xã Kỳ Anh đã thành lập được 394 mô hình kinh tế, trong đó có 352 mô hình có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên.
Bà Võ Thị Thìn- Chủ tịch Hội nông dân Thị xã Kỳ Anh cho biết thêm" Với nhiệm vụ của Hội nông dân chỉ đạo ba phong trào, trong đó trọng tâm là phong trào sản xuất kinh doanh giỏi. Để khôi phụ sản xuất sau sự cố môi trường biển, các cấp Hội nông dân ở Thị xã Kỳ Anh cũng đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin giúp cho người nông dân ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống"
Dẫu còn nhiều khó khăn, đặc biệt là sau cơn bão số 10 vừa qua, các mô hình đã bị hư hỏng, thiệt hại nặng nề, nhưng với ý chí quyết tâm, dám nghĩ, dám làm của hội viên Hội nông dân Thị xã Kỳ Anh, tin rằng trong thời gian tới, sẽ xuất hiện nhiều mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Theo Quỳnh Nga- Anh Tuấn/thixakyanh.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã