Học tập đạo đức HCM

Kết quả sau 05 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã Kỳ Anh

Thứ năm - 06/08/2020 03:39
Hòa giải là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mang đậm tính nhân văn, hoạt động vì mọi người trên cơ sở đạo đức xã hội và nền tảng pháp luật. Mục đích của hòa giải ở cơ sở là nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, hàn gắn vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình, mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác hòa giải, trong 05 năm qua, các cấp, các ngành trên địa bàn thị xã Kỳ Anh luôn quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện, góp phần giải quyết trực tiếp những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn, thư khiếu nại vượt cấp trong người dân, xây dựng địa phương ngày càng giàu mạnh, văn minh, gia đình no ấm, hạnh phúc.

DSC09873 070224

Hội thi Hòa giải viên giỏi năm 2018

       Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, UBND thị xã Kỳ Anh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn triển khai công tác hòa giải ở cơ sở, rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên, tổ hòa giải, đồng thời tăng cường đôn đốc, chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật và văn bản hướng dẫn thi hành cũng được chú trọng triển khai với việc tổ chức được hơn 38 hội nghị với hơn 7.600 lượt người tham gia; hàng năm phối hợp với Sở Tư pháp mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên; tổ chức 65 cuộc thi thu hút hàng nghìn lượt người tham gia như cuộc thi UBKT cơ sở giỏi, cuộc thi báo cáo viên cấp ủy giỏi, cuộc thi hòa giải viên cơ sở giỏi… tuyên truyền  19.252 trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; 1.770 tin, bài trên phương tiện thông tin đại chúng; tư vấn pháp luật  cho 2.568 đối tượng; hàng năm cấp phát sổ tay pháp luật về hòa giải ở cơ sở; tờ gấp pháp luật để cấp cho hòa giải viên… nhằm chuyển tải kịp thời chính sách, văn bản pháp luật mới đến các hòa giải viên, cung cấp thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật để phục vụ công tác hòa giải của các hòa giải viên trên địa bàn. Được sự quan tâm chỉ đạo của Thị ủy, UBND thị xã, sự phối hợp tích cực của UBMTTQ thị xã nên hoạt động hòa giải ở cơ sở đã được củng cố về tổ chức và hoạt động, trình tự thủ tục bầu tổ trưởng và thành viên tổ hòa giải được thực hiện theo quy định của Luật. Hiện nay, trên toàn địa bàn có 77 Tổ hòa giải với 612 Hòa giải viên, trong đó có 467 nam và 145 là nữ. 05 năm qua, các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thị xã đã thực hiện hòa giải 1234 vụ, việc, trong đó hòa giải thành 1.105 vụ, việc chiếm 90%; hòa giải không thành 129 vụ, việc chiếm 10%. Số vụ việc hòa giải thường tập trung vào lĩnh vực như đất đai, dân sự, hôn nhân gia và gia đình, tranh chấp nhỏ trong sinh hoạt cộng đồng.

       Phối hợp với Sở Tư pháp hỗ trợ tủ sách pháp luật cho các xã về đích Nông thôn mới, cụ thể: hỗ trợ hơn 200 đầu sách pháp luật cho xã Kỳ Hà; hỗ trợ 219 đầu sách cho xã Kỳ Nam. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải cơ sở việc tổ chức hội thi Hòa giải viên giỏi cơ sở năm 2018 đã tạo ra sân chơi bổ ích, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải cơ sở, giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác hòa giải ở cơ sở, thu hút sự tham gia của hàng nghìn hòa giải viên trên địa bàn.

       Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hòa giải ở cơ sở trên điạ bàn thị xã vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc như: Một số đơn vị chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác hòa giải đối với đời sống xã hội nên thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động hòa giải, chưa thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về hòa giải ở cơ sở. Nhiều đơn vị chưa khuyến khích, huy động được các luật sư, luật gia, người đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên, cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn tham gia làm hòa giải viên tại địa bàn sinh sống hoặc hỗ trợ, giúp đỡ hòa giải viên thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở nên chất lượng hòa giải chưa cao. Trong quá trình hòa giải, một số hòa giải viên còn ngại va chạm, chưa mạnh dạn, thiếu nhiệt tình nên chưa kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh trên địa bàn dân cư. Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội chưa rõ nét; Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở chưa được thực hiện một cách thường xuyên và thiếu sự chủ động. Trình độ học vấn, kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải của đa số hòa giải viên chưa cao, chưa đồng đều…

       Để hoạt động hòa giải ở cơ sở đạt được kết quả tốt, thời gian tới, các ban, ngành, đơn vị có liên quan cần thực hiện một số giải pháp, đó là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, phối hợp triển khai của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác hòa giải ở cơ sở; tuyên truyền, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để không ngừng nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân đối với vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp trong công tác hòa giải ở cơ sở; hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát huy vai trò của hương ước, quy ước đối với công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo khả thi.

       Ngoài ra, các ban, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ hòa giải và hòa giải viên thông qua việc rà soát số lượng, chất lượng đội ngũ hòa giải viên; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, kỹ năng hòa giải; tạo điều kiện cho hòa giải viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải; trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơ quan quản lý Nhà nước và hòa giải viên; tạo điều kiện cho hòa các giải viên trong việc tiếp cận thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; giáo dục tính tự nguyện lựa chọn hình thức hòa giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn...

Theo Nguyễn Thị Thùy Linh - Phòng Tư pháp thị xã Kỳ Anh/thixakyanh.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,017,394
  • Tổng lượt truy cập91,080,787
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây