Học tập đạo đức HCM

Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?

Chủ nhật - 20/10/2013 00:04
Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp sẽ gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại ruộng đồng, xúc tiến thu hút đầu tư vào nông nghiệp…

Bàn chuyện tái cơ cấu nông nghiệp, việc tìm giải pháp để tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị nông sản, thu hút đầu tư vào nông nghiệp... nhằm phát triển bền vững nền nông nghiệp là tất nhiên. Song, chi phí để thực hiện quá trình tái cơ cấu sẽ như thế nào?

Tái cơ cấu nông nghiệp: Làm một lần, lợi nhiều năm

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp, nông thôn), khi tái cơ cấu nông nghiệp cũng sẽ phải mất chi phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại ruộng đồng, xúc tiến thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp… chứ không phải chỉ ban hành chính sách ra là thực hiện được.

 


TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Tuy nhiên, “nếu hạch toán ra, chi phí cho tái cơ cấu nông nghiệp có lẽ rẻ nhất so với các ngành khác”- TS Tuấn nhấn mạnh, và dẫn ví dụ chứng minh: Một doanh nghiệp đầu tư chế biến lúa gạo làm cả vùng nguyên liệu 15.000 ha, cứu được hơn 3.000 hộ nông dân, nhưng chỉ đầu tư khoảng 10-15 triệu USD. Nếu làm 40-50 doanh nghiệp là đủ cho cả khu vực ĐBSCL.

Như thế, theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, cùng lắm chi phí hết 1 tỷ USD cho tái cơ cấu nông nghiệp cả nước. Trong khi các ngành khác, đơn cử như Vinalines, Vinashine hiện riêng nợ đã mất khoảng 4 tỷ USD, nay chỉ lo trả nợ cũng mất bằng số đó, chưa nói đến tái cơ cấu hay tìm cách bán doanh nghiệp. Hay như ngành ngân hàng có nợ xấu cũng rất nặng, tới khoảng 10 tỷ USD, nay nguyên xử lý nợ này cũng đã khó, chưa nói đến chi phí tái cơ cấu sẽ rất tốn kém.

Còn ngành nông nghiệp, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, chi phí cho tái cơ cấu rẻ hơn, làm một lần mà lợi nhiều năm, nhiều lần khác, đặc biệt là giúp tăng thu nhập cho người dân, ổn định xã hội, tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là nông nghiệp.

Tuy nhiên, “quá trình tái cơ cấu cũng cần thời gian dài hạn chứ không phải làm trong ngày một ngày hai. Do đó, nó đòi hỏi có quyết tâm chính trị cao, có sự vào cuộc của mọi cơ quan đoàn thể, tăng niềm tin giữa người dân, doanh nghiệp, các đoàn thể, tổ chức kinh tế hợp tác...”- TS Tuấn lưu ý.

Xử lý chất lượng lúa gạo từ khâu sản xuất

Dẫn ví dụ cụ thể về ngành lúa gạo tại ĐBSCL để chứng minh rằng, cần thiết phải tái cơ cấu nông nghiệp, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết: Làm lúa gạo theo cách cũ là làm tràn lan, tiện chỗ nào làm chỗ đó, ai cũng trồng lúa, không cần biết năm tới giá cả như thế nào. Thế nên sinh ra tình trạng được mùa mất giá, chất lượng lúa gạo thấp, đời sống người trồng lúa là khổ nhất vì nhận được giá trị thấp.

Hơn thế, mục tiêu được đặt ra là nông dân đạt 30% lợi nhuận nhưng đến nay cũng chưa đạt được. Ví dụ, người trồng lúa có diện tích 2ha thì hiện vẫn có thu nhập kém mức thu nhập trung bình chung của khu vực nông thôn.
 

TS Tuấn: Phải tăng cường chế biến nông sản để tăng giá trị (Ảnh: KT)

Hiện nay, đã xuất hiện một số điểm sáng về cách làm mới trong ngành lúa gạo. Đơn cử, đó là xử lý chất lượng lúa gạo từ khâu sản xuất. Trước nay, gạo Việt Nam bị giá thấp, bị chê chất lượng không đảm bảo, chất lượng không đồng đều, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao.

Với cách làm mới, tất cả làm theo giống đã xác nhận, có ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Cách làm mới cho chất lượng gạo đồng đều hơn. Doanh nghiệp cử người xuống hướng dẫn dân. Trong quá trình này, nông dân cũng làm lại ruộng đồng để bớt chi phí sản xuất.

Còn về khâu tiêu thụ, lâu nay nông dân cứ gặt đến đâu bán lúa tươi đến đó, không trữ được, khi bán cho thương lái còn bị ép giá. Thương lái trữ lúa cũng không đảm bảo nên làm giảm chất lượng, hao hụt cả số lượng. Khi nông dân liên kết có hợp đồng với doanh nghiệp và sản xuất theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ việc vận chuyển lúa về kho, đưa ngay vào sấy khô, bảo quản hỗ trợ cho nông dân chi phí lưu kho. Sau đó, nông dân có quyền chọn thời điểm bán lúa cho mình, có thể trong vòng 1 tháng.

Cả nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi

Cách làm mới như trên, theo TS Tuấn, nông dân đỡ bị ép giá. Trong khi đó, doanh nghiệp lại được lợi về nguồn cung đảm bảo đúng theo hàng mình yêu cầu, chế biến thuận lợi hơn, nâng cao được giá bán sản phẩm sau chế biến.

Trong quá trình làm theo cách mới này, chính quyền tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, có quy hoạch, đầu tư cho cơ sở hạ tầng ruộng đồng, giao thông vận chuyển… để hình thành vùng chuyên canh. Khi đó doanh nghiệp sẽ đầu tư dài hạn. Cùng quá trình này, nông dân hình thành tổ nhóm hợp tác để có thể cùng mua nguyên liệu, vật tư đầu vào với giá thấp và ổn định.

HTX cũng sẽ thuê máy móc làm đồng ruộng, sản xuất, thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm sau thu hoạch. Dần dần, nông dân nối kết doanh nghiệp cũng cần những tổ chức riêng để đảm bảo khả năng đàm phán với doanh nghiệp, ảnh hưởng chính sách tốt lên. Như vậy, cần tăng vai trò hội nông dân, các đoàn thể lên.

Tại tỉnh Đồng Tháp, các Công ty BVTV An Giang, Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Võ Thị Thu Hà, Công ty Cẩm Nguyên đã bắt đầu làm được liên kết với nông dân theo cách làm mới này.

Về lợi ích của cách làm mới, TS Tuấn cho biết, sẽ giảm hao hụt rất nhiều. Vì thực tế riêng năm 2012, Việt Nam xuất khẩu được 3,5 tỷ USD tiền gạo, nhưng tính chi phí tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng do bảo quản, mỗi năm mất khoảng 700 triệu USD. Như vậy, làm theo cách mới, tổn thất đó sẽ giảm, và nhờ đó sẽ tăng giá trị cho lúa gạo.

Bởi vì, theo TS Tuấn, việc nâng cao giá trị sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc nâng giá bán mà còn là tạo thêm giá trị trong toàn chuỗi. Tức là, trước đây có rất nhiều phụ phẩm trong nông nghiệp không được sử dụng, nhiều sản phẩm chưa chế biến tinh, chế biến sâu thì nay phải làm. Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng đó sẽ phải làm một loạt việc: chuyển từ các cây trồng có lợi thế cạnh tranh thấp sang cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao; tập trung cả vào khâu sản xuất khâu chế biến; dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; giám sát nguồn cung nông sản, quản lý chất lượng và mở rộng thị trường; tăng hàm lượng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Đặc biệt, theo TS Tuấn, với cách làm mới, Nhà nước chỉ tạo môi trường hỗ trợ, quản lý bằng chính sách, còn lại huy động doanh nghiệp đầu tư vào để nông dân tự tổ chức hình thức hợp tác, phát huy vai trò của các hội, đoàn thể bảo vệ quyền lợi cho người nông dân./.

Xuân Thân
Nguồn vov online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại933,478
  • Tổng lượt truy cập92,107,207
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây