Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi gần 800 ngàn ha đất lúa

Thứ ba - 19/08/2014 04:28
Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020.

Theo đó, sẽ chuyển đổi gần 800 ngàn ha đất lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Con số cụ thể về diện tích đất gieo trồng lúa sẽ chuyển đổi trên cả nước mà Bộ NN-PTNT đưa ra là khoảng 770 ngàn ha, gồm 260 ngàn ha chuyển đổi trong các năm 2014-2015 và 510 ngàn ha giai đoạn 2016-2020.

Ngô sẽ là cây trồng chủ lực trong việc chuyển đổi với 80 ngàn ha đất gieo trồng lúa sẽ chuyển sang trồng ngô trong các năm 2014-2015 và 156 ngàn ha giai đoạn 2016-2020.

Các cây trồng khác trong giai đoạn 2014-2015 như sau: đậu tương 16 ngàn ha; vừng, lạc 41 ngàn ha; rau, hoa 51 ngàn ha; cây TĂCN 13 ngàn ha; cây khác 24 ngàn ha; kết hợp nuôi trồng thủy sản 35 ngàn ha. Trong giai đoạn 2016-2020: đậu tương 33 ngàn ha; vừng, lạc 54 ngàn ha; rau, hoa 116 ngàn ha; cây TĂCN 37 ngàn ha; cây khác 58 ngàn ha; kết hợp nuôi thủy sản 56 ngàn ha.

ĐBSCL sẽ là khu vực có diện tích gieo trồng lúa được chuyển đổi nhiều nhất. Trong 260 ngàn ha chuyển đổi giai đoạn 2014-2015, ĐBSCL chiếm gần 1 nửa với 112 ngàn ha. Diện tích chuyển đổi tập trung vào 3 vụ lúa gồm đông xuân (58 ngàn ha), hè thu (45 ngàn ha) và mùa (9 ngàn ha).

Sang giai đoạn 2016-2020, tiếp tục có 204 ngàn ha đất gieo trồng lúa ở ĐBSCL được chuyển đổi sang cây trồng khác và kết hợp nuôi thủy sản (vụ đông xuân 102 ngàn ha; vụ hè thu 84 ngàn ha; vụ mùa 19 ngàn ha). Cũng như trên cả nước, ngô là cây trồng số 1 trong quy hoạch chuyển đổi ở ĐBSCL với diện tích trồng trên đất lúa trong cả 2 giai đoạn là 83 ngàn ha.

Ở ĐBSH, sẽ chuyển đổi 42 ngàn ha giai đoạn 2014-2015 và 87 ngàn ha ở giai đoạn sau. Chuyển đổi ở ĐBSH tập trung trong 2 vụ đông xuân (63 ngàn ha cả 2 giai đoạn) và mùa (65 ngàn ha). ĐBSH tập trung chuyển đổi mô hình 2 lúa sang trồng các loại rau, hoa, màu.

Ở trung du và miền núi phía Bắc, tổng diện tích đất gieo trồng lúa chuyển đổi từ nay đến 2020 là 100 ngàn ha, tập trung chuyển một số diện tích 2 vụ lúa sang trồng rau các loại, hoa. Mô hình 1 vụ lúa chân cao, thiếu nước trong vụ đông xuân, chuyển sang trồng rau, màu.

Bộ NN-PTNT cũng nêu rõ những quan điểm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa: phải dựa trên nhu cầu thị trường; khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết gắn với sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững.

Tập trung chuyển đổi mô hình 2 lúa sang các loại rau, hoa, màu, sẽ được đẩy mạnh ở Bắc Trung bộ. Cũng ở khu vực này, những diện tích 1 lúa chân cao, thiếu nước được chuyển sang rau, màu. Bên cạnh đó, mô hình 1 lúa ở chân ruộng trũng bấp bênh trong vụ mùa sẽ chuyển sang lúa – cá và tăng diện tích cây màu vụ đông trên đất lúa. Tổng diện tích chuyển đổi từ 2014-2020 ở Bắc Trung bộ là 60 ngàn ha.

Vùng Duyên hải Nam Trung bộ sẽ tập trung chuyển đổi mô hình trồng 3 vụ lúa sang trồng màu xen giữa 2 vụ lúa; mô hình 2 vụ lúa chủ động nước chuyển sang 2 lúa – cây rau, màu vụ đông; mô hình 2 lúa (thiếu nước tưới vụ đông xuân) sang 1 lúa hè thu và 1 vụ màu đông xuân; mô hình 1 lúa thiếu nước, bấp bênh sang trồng rau, màu. Tổng diện tích chuyển đổi ở Duyên hải Nam Trung bộ trong cả 2 giai đoạn là 105 ngàn ha.

Vùng Tây Nguyên tập trung chuyển đổi mô hình 3 vụ lúa sang trồng màu xen giữa 2 vụ lúa; mô hình 2 vụ lúa chủ động nước chuyển sang 2 lúa – rau, màu (vụ đông); mô hình 2 lúa thiếu nước tưới (vụ đông xuân) sang 1 lúa hè thu – 1 vụ màu đông xuân; mô hình 1 vụ lúa thiếu nước tưới, bấp bênh sang rau, màu; mô hình 1 lúa (vụ hè thu) nhờ nước trời sang cây màu – lúa hè thu. Diện tích chuyển đổi ở Tây Nguyên là ít nhất với 14 ngàn ha từ nay đến 2020.

Ở vùng Đông Nam bộ sẽ tập trung chuyển đổi diện tích chuyên lúa sang các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa, cây cảnh, rau an toàn. Các diện tích 3 vụ lúa cũng sẽ chuyển thành 2 lúa – màu. 48 ngàn ha là diện tích đất gieo trồng lúa sẽ chuyển đổi ở khu vực này.

Trên cơ sở quy hoạch nói trên, Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, TP lập quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở địa phương trong quá trình xây dựng đề án hoặc kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại806,632
  • Tổng lượt truy cập90,870,025
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây