Ngoài ra, sắp tới, Bộ có những giải pháp và nguồn lực tập trung nào để kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu thụ trên thị trường, với chuỗi giá trị toàn cầu với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới như cà phê, cao su, lúa gạo, tôm, hạt tiêu, hạt điều, các loại hải sản khác, các loại rau quả nhiệt đới?
Vấn đề Đại biểu Phạm Văn Tấn chất vấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
Chậm tái cơ cấu là một trong những nguyên nhân gián tiếp
Đến nay, qua 2 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng các văn bản, tài liệu cụ thể hóa định hướng và các giải pháp tái cơ cấu trong từng tiểu ngành, lĩnh vực và hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện.
Ở các địa phương, chủ trương và Đề án tái cơ cấu cũng đã được quán triệt và triển khai thực hiện. Đa phần các địa phương đã xây dựng Kế hoạch hoặc Đề án cụ thể tại địa phương mình. Nhiều địa phương đã triển khai có kết quả khá rõ trong thực tiễn.
Có thể thấy rằng, các địa phương đều thống nhất về sự cần thiết, đúng đắn và kịp thời của chủ trương này. Tuy nhiên, mức độ, hình thức tổ chức thực hiện và kết quả đạt được là khác nhau. Việc chậm xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện chương trình hành động tái cơ cấu trước hết thuộc trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là sự quan tâm, chỉ đạo thiếu sâu sát quyết liệt của cấp có thẩm quyền. Mặt khác, sự lúng túng trong việc xác định nội dung, giải pháp thực hiện tái cơ cấu ở địa phương; nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu hạn chế.
Tại phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo liên ngành tái cơ cấu nông nghiệp ngày 19/5/2015, Trưởng Ban Chỉ đạo – Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các địa phương còn lại phê duyệt ngay Đề án, Kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.
Việc được mùa mất giá đối với sản phẩm nông nghiệp có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do mất cân đối giữa cung và cầu, năng lực chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm hạn chế.
Việc một số địa phương chậm ban hành Đề án, Kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương mình cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp của tình trạng trên.
Tập trung quyết liệt tháo gỡ rào cản về thị trường
Để giải quyết vấn đề Đại biểu nêu, thời gian tới Bộ và các địa phương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự quyết tâm cao trong toàn hệ thống chính trị. Triển khai Đề án theo các lĩnh vực chuyên ngành và tại địa phương; rà soát, điều chỉnh quy hoạch và triển khai thực hiện. Đổi mới cơ chế, chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân. Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ.
Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành. Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về nông nghiệp. Tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị Ban Chỉ đạo tập trung một số giải pháp sau:
Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển thị trường, tập trung quyết liệt tháo gỡ rào cản về thị trường; đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức kết nối thị trường cả trong và ngoài nước; tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường.
Chỉ đạo sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường; kiểm soát dung lượng thị trường, quản lý điều tiết sản xuất kinh doanh. Đối với các mặt hàng đang có thị trường tiêu thụ tốt (cà phê, hồ tiêu, sắn, trái cây…) cần chỉ đạo tăng mạnh sản lượng, nâng cao chất lượng; đối với các mặt hàng đang gặp khó khăn thị trường (cao su, cá tra, tôm, lúa gạo) cần duy trì sản lượng hiện có, tăng cường quản lý chất lượng.
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Tập trung chỉ đạo sản xuất theo hình thức hợp tác liên kết quy mô lớn theo chuỗi giá trị gắn kết sản xuất tiêu thụ giữa nông dân, doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. Tiếp tục xây dựng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên ngành phù hợp với cây con, ngành nghề. Tổng kết, đánh giá các mô hình tổ chức sản xuất (cả trong nước và quốc tế) có hiệu quả để nhân rộng; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm cả các công ty nông, lâm nghiệp); khuyến khích đầu tư tư nhân.
Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ. Triển khai mạnh các nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành. Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; lai tạo giống mới; phát triển ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học và ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, viễn thông phục vụ sản xuất và giám sát dịch bệnh… trên một số cây trồng, vật nuôi chủ lực.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quá trình, cần phải có thời gian và sự triển khai quyết liệt, đồng bộ ở các Bộ, ngành và các địa phương trên cả nước.
Theo: chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã