Bộ trưởng Phát, cho rằng nền nông nghiệp trong nước đang thực hiện theo cơ chế thị trường nên tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng phải phù hợp với cơ chế thị trường và phải định hướng sản xuất phù hợp với thị trường thế giới. Mà thị trường thế giới thì luôn có sự thay đổi. Chúng ta không thể kỳ vọng luôn có một thị trường ổn định về giá, với mức giá thu mua cao mãi được. Nên cần tìm cách thích ứng với thị trường.
Hơn 20 năm qua nông nghiệp nước ta liên tục phát triển với cách tiếp cận nói trên. Và trước diễn biến mới, Việt Nam hội nhập sâu sắc hơn thị trường quốc tế, Việt Nam vẫn theo cách tiếp cận này. Do đó, cần tiếp tục hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng nông sản, đặc biệt là thị trường có những biến động bất lợi. Một mặt giúp doanh nghiệp tiêu thụ nông sản một cách thuận lợi, mặt khác giúp bà con nông dân duy trì mức giá không giảm quá sâu.
“Việc phát triển nông nghiệp hiện nay thiếu tuân thủ quy hoạch, thiếu liên kết 4 nhà; thiếu định hướng tư vấn của Nhà nước nên sản xuất hàng hoá chạy theo lợi nhuận trước mắt, không tính đến lâu dài. Vì thế, cung vượt quá cầu, một số lĩnh vực được mùa mất giá. Lúc chặt điều trồng cao su, lúc chặt cao su trồng cà phê, lúc chặt cà phê trồng hạt tiêu… khó khăn và rối loạn, thua lỗ trong sản xuất, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng sắp tới như thế nào?, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu thực trạng.
Bộ tưởng, cho rằng, Chính phủ đã có chỉ đạo, trong đó tập trung rà soát quy hoạch, hướng cho sản xuất cây trồng, vật nuôi có khả năng tiêu thụ tốt hơn; hỗ trợ vốn, kỹ thuật để sản phẩm năng xuất cao hơn. Tuy nhiên, hiện, theo yêu cầu cần phát triển mạnh doanh nghiệp (DN) và các tổ hợp tác, đặc biệt là DN. Chỉ khi phát triển theo chuỗi, gắn kết thì mới hạn chế phát triển tự phát.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng phản ánh: “Chủ trương liên kết 4 nhà gắn kết sản xuất và tiêu thụ được coi là hướng đi đúng để phát triển nông nghiệp bền vững nhưng thực tế chưa có nhiều thành công. Thậm chí một số chuyên gia cho rằng, mục tiêu liên kết 4 nhà đã thất bại hoặc bị lãng quên… Trong 4 nhà thì nhà nào là nhạc trưởng, trụ cột của 4 nhà là gì?”.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, chủ trương này đã đưa ra hơn chục năm nay, đã cố gắng triển khai thực hiện, bò sữa, mía thì liên kết tốt; 1 số sản phẩm nông dân không nhất thiết phải liên kết thì có lỏng lẻo hơn. Trong năm 2014 đã thực hiện với cây lúa ở ĐBSCL đã có hơn 100 DN liên kết 172.000ha nhưng chỉ có 45.000ha thành công, còn lại bỏ cuộc giữa chừng. Vì thế, trong liên kết 4 nhà, DN đóng vai trò chính nhưng chưa thành công, vì DN trong nông nghiệp chiếm khoảng gần 4% tổng số DN của cả nước. DN thực sự muốn liên kết có năng lực tài chính, kho bãi, nhà máy chế biến thì không nhiều.
Tại khu vực nông thôn, các hình thức tổ hợp tác, HTX rất ít nên DN gặp khó khăn khi phải liên kết với hàng nghìn hộ nông dân chứ không phải là 1 đơn vị đại diện. Nguyên nhân nữa cũng rất quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp. Mỗi địa phương phải có tiêu chí cánh đồng lớn và có quy hoạch sản xuất nhưng hiện cả nước có chưa tới 10 tỉnh làm được những việc này.
Ngoài vận động nhân dân thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết với nông dân, phát triển mạnh mẽ tổ hợp tác, HTX để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong liên kết và tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp. Theo Bộ trưởng, để nông dân có thu nhập cao hơn, chúng ta phải có lựa chọn để sản xuất hàng có chất lượng hơn, giá thành hạ hơn.
D.Thanh
Theo kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã