Sáng 17/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, các nhiệm vụ trọng tâm năm 2014-2015. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị |
Báo cáo tại hội nghị cho thấy, qua gần 1 năm triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị tăng và phát triển bền vững”, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, toàn ngành đã nỗ lực và chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nội dung và giải pháp nên đã đạt được một số kết quả bước đầu. Đề án đã được cụ thể hóa nội dung, giải pháp tái cơ cấu tới các ngành, lĩnh vực và nhiều địa phương; xác định lộ trình thực hiện, đồng thời nhiều hoạt động thực tiễn đã được triển khai thực hiện có kết quả cụ thể.
Trong lĩnh vực trồng trọt, Bộ đã tiến hành rà soát quy hoạch, cơ cấu các loại cây trồng chủ lực và xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế của các địa phương và nhu cầu thị trường. Trước hết tập trung đối với cây lúa theo hướng giảm diện tích gieo trồng lúa ở những nơi không có lợi thế, hiệu quả sản xuất thấp sang trồng các loại cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi có hiệu quả cao hơn. Trong 6 tháng cuối năm 2013, đầu năm 2014, Bộ đã phối hợp với các địa phương, hướng dẫn nông dân chuyển đối trên 87.000 ha lúa sang trồng ngô, vừng, rau…
Về lĩnh vực thủy sản: đến năm 2013, hàng thủy sản của Việt am đã được xuất khẩu sang 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đạt kim ngạch 6,7 tỷ USD, đưa ngành thủy sản vào danh sách 10 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới…
Bên cạnh đó, Bộ đã đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn; điều chỉnh cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công và thu hút đầu tư tư nhân; chấn chỉnh công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông; tăng cường công tác quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; kiện toàn bộ máy, tổ chức và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Đề án còn chưa được đồng bộ. Nhiều địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm, triển khai chậm, thậm chí còn lúng túng. Kết quả thể hiện trên thực tế chưa nhiều, tác động đến tăng trưởng ngành và thu nhập của nông dân còn thấp. Một số ý kiến đề xuất, cần tiếp tục cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu theo các lĩnh vực, các chuyên ngành, vùng miền; đổi mới cơ chế chính sách, nhất là việc áp dụng khoa học công nghệ phải được triển khai mạnh mẽ và triệt để hơn nữa.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, mặc dù các Bộ, ngành Trung ương luôn quan tâm, song tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại, nhiều lĩnh vực hiệu quả thấp, gặp nhiều khó khăn và kém bền vững. Sản lượng các loại sản phẩm, xuất khẩu đều tăng mạnh, nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp, đời sống còn khó khăn. Do đó, đòi hỏi phải có những điều chỉnh căn bản trong cơ cấu ngành.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: “Phương châm chủ trương của toàn ngành trong thực hiện tái cơ cấu là “Phát huy lợi thế-Nâng cao chất lượng hiệu quả-Phát triển bền vững”. Trong 2 năm tới đề nghị các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự quyết tâm cao trong toàn ngành. Tái cơ cấu không phải là điều chỉnh và ứng phó với tình huống, tái cơ cấu là sự điều chỉnh những điều rất căn bản của nền nông nghiệp”.
Phát biểu tại hội nghị, Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao Đề án “tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Để tạo được chuyển biến rõ rệt trong thực tiễn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quán triệt tới các cấp, ngành chức năng, doanh nghiệp, người nông dân về Đề án; đưa ra những mô hình để so sánh, đồng thời thúc đẩy các mô hình và khả năng sáng tạo của toàn bộ hệ thống từ doanh nghiệp đến người nông dân.
“Vì thị trường là vấn đề sống còn của Đề án, theo đó, đề nghị Bộ Nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu, cung cấp thông tin về thị trường. Nên chăng có hệ thống thông tin về tái cơ cấu để cung cấp cho người dân. Tôi cũng hoàn toàn nhất trí với ý kiến xây dựng các mô hình mẫu, sau đó nhân rộng ra các địa phương, đối với từng loại”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Kim Anh
Nguồn vov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã