Nông nghiệp, trụ đỡ của ngành kinh tế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những nỗ lực của gắng của toàn ngành kinh tế nước ta, năm qua thành tựu tuy không vượt bậc, nhưng cơ bản hoàn thành những mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô năm 2013 có bước tăng trưởng hơn năm 2012, xu thế phát triển quý sau cao hơn quý trước, giảm lạm phát so với năm 2012.
Thủ tướng nhấn mạnh nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, là nền tảng cho sự ổn định và phát triển, vì thế toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước hết tập trung triển khai tích cực, hiệu quả “Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp” theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với đẩy mạnh Chương trình Xây dựng nông thôn mới bền vững, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
Trong bức tranh kinh tế quốc gia, ngành nông nghiệp tuy chỉ chiếm 19% GDP cả nước, nhưng đó là trụ đỡ của ngành kinh tế cả nước. Vượt qua thiên tai, vượt qua suy thoái, nông nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng (GDP) đạt 2,67%. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 49,3 triệu tấn tăng trên 558 nghìn tấn, sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả đều tăng, góp phần cải thiện đời sống của nông dân.
Giải pháp đồng bộ
Với mục tiêu năm 2014, ngành nông nghiệp phấn đấu GDP đạt 2,6 – 3%; phải thực hiện 6 nhiệm vụ, giải pháp chính: Triển khai mạnh tái cơ cấu, phục hồi tăng trưởng của ngành. Mục tiêu hàng đầu của tái cơ cấu nông nghiệp là tăng thu nhập cho nông dân. Ưu tiên nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình Xây dựng nông thôn mới. Phát triển thủy lợi, đầu tư hạ tầng, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác quản lí chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…
Nông dân nghèo, không thể có nông thôn mới
Ngành nông nghiệp cần thu hút các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng nông thôn, tăng cường đào tạo nghề, thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam; xây dựng nông thôn mới trên cơ sở những người nông dân li nông không li hương, giảm áp lực dân về thành phố và khu đô thị, giảm tỉ lệ người dân làm nông nghiệp bằng cách tạo ra nhiều ngành nghề mới trong nông thôn.
Trong nông nghiệp, đưa những con, cây có giá trị cao vào sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị cao, phải đưa ứng dụng tiến bộ kĩ thật mới vào sản xuất nuôi trồng, chế biến. Cần chuyển đổi diện tích trồng lúa, hoa màu có năng suất, giá trị thấp sang gieo trồng các loại cây thị trường có nhu cầu cao như ngô, đậu tương để thay thế sản lượng nhập khẩu hằng năm chiếm toàn bộ kim ngạch xuất khẩu lúa gạo. Ưu tiên nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Chỉ có ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thì mới tái cơ cấu nông nghiệp thành công. Dứt khoát phải sớm ban hành cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, từ giống cây trồng vật nuôi, quy trình canh tác, chăn nuôi đến thu hoạch gắn với cơ giới hóa và chế biến công nghiệp mới nâng cao năng suất, giảm chi phí, giá trị gia tăng cao hơn, thu nhập của người nông dân mới cao hơn. Khuyến khích hình thành và nhân rộng các mô hình liên kết hợp tác đa dạng, phù hợp từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.
Kim Châu
Nguồn nguoicaotuoi.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã