Trong số này, nhiều hộ không những thoát nghèo mà đã trở thành chủ trang trại. Điều đó khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội ta: Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo công bằng xã hội mà Ngân hàng CSXH là công cụ của Chính phủ để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Ngân hàng CSXH đã chọn phương thức quản lý phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả, đó là uỷ thác từng phần, một số khâu ủy thác cho 4 đoàn thể chính trị- xã hội (Hội ND, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh) - các đoàn thể rất gần gũi với đối tượng chính sách, nên hiệu quả rất cao.
Người vay vốn tiếp cận vốn dễ dàng hơn, tiết kiệm được chi phí đi lại, hạn chế được tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn... Việc thực hiện uỷ thác còn giúp các đoàn thể nâng cao năng lực vận động đoàn viên, hội viên; năng lực quản lý, điều hành công việc; dễ dàng hơn trong việc tập hợp hội viên...
Tuy nhiên, số hộ có nhu cầu vay vốn rất nhiều, nhất là ngân hàng bắt đầu triển khai thêm chương trình cho vay hộ cận nghèo; mức vay một số chương trình hiện nay thấp, không theo kịp trượt giá. Đề nghị, Thủ tướng Chính phủ tăng vốn cho Ngân hàng CSXH; nâng mức vay tối đa một số chương trình: Làm nhà ở từ 8 lên 20 triệu đồng; nước sạch- vệ sinh- môi trường nông thôn từ 4 lên 8 triệu đồng...
Anh Trang (ghi)
Nguồn:danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã