Sau hơn 15 năm có mặt và phát triển trên vùng đất Thượng Lộc, cây cam chanh đã khẳng định được vị thế không thua kém các sản phẩm cam nổi tiếng trong tỉnh và các vùng lân cận. Theo đánh giá khoan thăm dò địa chất của cán bộ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chất đất ở vùng này có lớp sỏi dẹt dày và chứa hàm lượng vôi hóa lớn có tác dụng kéo dài tuổi thọ và tạo vị ngọt đậm cho cam.
Từ những lợi thế này xã Thượng Lộc và huyện Can Lộc đã tập trung nguồn lực phát triển cây cam thành cây trồng hàng hóa.
Vườn cam hơn 1.000 gốc của gia đình chị Phan Thị Hiền, xóm An Hùng, Thượng Lộc thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Dịp này thương lái đổ về vùng trồng cam Thượng Lộc cắt cam để đưa đi tiêu thụ phục vụ Tết khiến cam Thượng Lộc vừa được mùa lại được giá, càng gần Tết càng đắt hàng.
Chị Võ Thị Loan ở thôn Anh Hùng (thôn này là “thủ phủ” cam của xã Thượng Lộc) nói: Năm nay càng về gần Tết giá cam càng tăng. Chưa đầy tuần mà giá thay đổi nhanh mới từ 35.000 đồng/kg nay đã tăng lên 50.000 đồng/kg".
Hơn 1.600 gốc cam của gia đình chị Loan vừa trồng năm nay đã có gần 300 gốc cho thu hoạch khoảng 10 tấn. Trừ đi chi phí chăm sóc gia đình chị cũng lãi hơn 300 triệu đồng.
Ông Đặng Tính-Chủ tịch Hội nông dân xã Thượng Lộc nói: “Cả xã có 420ha với 280 hộ trồng cam chanh và cam bù. Năm 2015, thu nhập từ cam của bà con nông dân trong xã trên 30 tỷ đồng, ước tính năm nay con số lên tới 50 tỷ đồng.
Theo Hữu Anh/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã