Đơn giản vì ngành sữa tại Việt Nam quá hấp dẫn về tiềm năng, với thị trường trên 90 triệu người và tốc độ tăng dân số cao, khoảng 1,2%/năm. Hãng nghiên cứu Nielsen đưa ra thông tin, trong ngân sách người tiêu dùng chi cho mặt hàng tiêu dùng ở thành thị thì sữa chiếm 32%. Còn Euromonitor ước lượng, doanh thu ngành sữa Việt Nam năm 2015 đạt trên 4 tỷ USD, tức tăng khoảng 23%.
Theo Cục Chăn nuôi Việt Nam, vài năm tới, ngành sữa sẽ còn tiếp tục phát huy tiềm năng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này bình quân đầu người tăng trưởng khoảng 9%/năm (tương đương từ mức 18 lít trong năm 2013 lên 27-28 lít/người trong năm 2020). Con số này so ra vẫn thấp hơn Singapore (45 lít) hoặc Thái Lan (35 lít).
Một số chuyên gia nhận định, sữa tươi 100% nguyên chất ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, do số lượng đàn bò nội địa chỉ đủ cung cấp khoảng 30% nhu cầu cả nước. Ngay cả trong lượng sữa tươi thu mua của nông hộ thì 20-50% đã không đạt chất lượng như yêu cầu. Như vậy, việc thiếu hụt 70% lượng sữa cho chế biến và tiêu thụ đã khiến Việt Nam phải gia nhập nhóm 20 nước nhập khẩu sữa lớn nhất thế giới. New Zealand hiện đứng đầu danh sách các nhà cung cấp sữa cho Việt Nam.
Theo Danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã