Học tập đạo đức HCM

Chuyện chiếc đùi gà Mỹ siêu rẻ và nỗi lo của ngành chăn nuôi

Thứ ba - 07/07/2015 21:50
- Từ Mỹ đến Việt Nam, đường đi hết nửa vòng trái đất, vậy mà đùi gà Mỹ bán ở siêu thị Việt Nam chỉ 19.000 đồng/kg (0,9 USD/kg) ngang với giá rau trong siêu thị. Đó là “sự thật bất ngờ” về câu chuyện của ngành chăn nuôi nước nhà đang đứng trước muôn vàn khó khăn.
Gà Mỹ rẻ như... rau
Trong nhiều siêu thị lớn ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, đùi gà nhập khẩu từ Mỹ hiện được bán với giá 19.000 đồng/kg, má đùi 17.500 đồng/kg, mình gà 35.000 đồng/kg (cắt bỏ cánh, chân, đầu). Ngoài gà Mỹ, Việt Nam còn nhập gà từ một số nước về bán trong siêu thị, như: cánh gà Brazil 1,9 USD/kg, Argentina 2,1 USD/kg; đùi gà Lethuania 2,1 USD/kg, Brazil 1,5 USD /kg.
Cùng chủng loại so với hàng nhập từ nhiều nước, nhưng gà Mỹ có giá rẻ đến giật mình! Điều không bình thường là, những mặt hàng này ngay cả trên đất Mỹ cũng chưa bao giờ có giá rẻ đến thế.
Cụ thể: Giá đùi gà bán lẻ vẫn ở mức 2,8-3,7 USD/kg ( khoảng 60.000-80.000 đồng/kg) trong khi giá nhập về Việt Nam bán ra 19.000 đồng/kg (đã có lãi).
Đành rằng, chi phí thức ăn chăn nuôi ở Mỹ rẻ vì nguồn đậu nành, ngô dồi dào và giá thấp, nhưng chi phí nhân công lại cao gấp 10 lần Việt Nam, cộng với chi phí vận chuyển, thuế thì giá thành sẽ cao hơn bán ở Mỹ là điều hiển nhiên.
Có điều, vì mua được với giá rẻ bất ngờ ở Mỹ, cho nên thời gian qua mỗi tuần, Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh cấp phép lưu thông 1.700-1.800 tấn thịt gà các loại.
Theo Tổng cục Hải quan, tính riêng 5 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập 54 triệu USD thịt gà, trong đó 34,8 triệu USD nhập từ Mỹ (chiếm 65% giá trị nhập khẩu).
Với giá rẻ hơn rất nhiều từ 40% - 50%, cánh và đùi gà nhập khẩu đã đánh bật các sản phẩm cùng loại trong nước. Đùi và cánh gà nhập khẩu đã có mặt ở hầu hết bếp ăn công nghiệp, trường học, bệnh viện, quán cơm bình dân, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh..., chân gà đông lạnh có mặt tại hầu hết quán nhậu bình dân, còn thịt gà xay đông lạnh giá rẻ đang dần thay thế thịt gà tươi trong nước trong phân khúc chế biến xúc xích, thịt viên... Hậu quả là thị phần thịt gà tươi trong nước ngày càng bị thu hẹp trước sức tấn công ngày một khốc liệt của thịt nhập ngoại.

Và, những điều bất thường
Trả lời báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ đã đặt câu hỏi: “Không hiểu sao giá gà Mỹ lại rẻ bất thường như vậy. Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra xem hàng nhập khẩu từ Mỹ nói chung và các quốc gia khác nói riêng có phải là hàng cận và hết hạn sử dụng được các công ty nước ngoài bán rẻ cho Việt Nam hay không?".
Trong khi đó, ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho hay, giá thịt gà Mỹ nhập khẩu về Việt Nam giảm thời gian qua do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do giá chăn nuôi của họ giảm vì hầu hết nguồn nguyên liệu chăn nuôi như bắp, đậu nành đều giảm rất mạnh. Tập quán tiêu dùng của người Mỹ cũng khác Việt Nam do họ ăn nhiều ức gà (có giá rất cao) trong khi ăn ít đùi và cánh.
Dù vậy, việc giá gà nhập khẩu về đến Việt Nam bán ra chưa đến 1 USD/kg đùi gà là quá vô lý. Bởi dù người chăn nuôi ở Mỹ có lợi thế ở vùng nguyên liệu bắp và đậu nành nhưng họ có chi phí chăn nuôi lớn hơn Việt Nam, chưa kể chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu.
Vì vậy, không loại trừ việc nhập khẩu có gian lận thương mại, tức nhà nhập khẩu mua hàng gần hết hạn sử dụng với giá rẻ rồi thay đổi nhãn mác bán cho người tiêu dùng.
Một nguyên nhân nữa mà Việt Nam cần lưu ý là từ cuối năm 2014 đến nay Mỹ xảy ra dịch cúm gia cầm nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng hàng loạt nước ngưng nhập khẩu gà Mỹ. Do bị ngưng mua hàng, các công ty Mỹ sẽ tìm cách đẩy hàng tồn kho đi với giá rất rẻ và Việt Nam là một trong những điểm đến.
“Tôi không hiểu tại sao nước Mỹ xảy ra dịch cúm gia cầm nghiêm trọng như vậy mà Việt Nam vẫn cho phép nhập khẩu chân gà, cánh gà về với số lượng lớn. Chỉ đến khi nhiều quốc gia ngưng nhập, đến ngày 01/05 Việt Nam mới tạm ngưng nhưng các lô hàng đã ký trước đó vẫn được cho nhập về”, ông Lịch thắc mắc.
Nguy cơ đổ vỡ ngành chăn nuôi
Từ thực tế trên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ đề nghị các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ có hay không việc bán phá giá thịt gà ngoại.
Một số ý kiến khác tán đồng với quan điểm này và cho rằng giá gà ngoại quá rẻ trước mắt có thể có lợi cho người tiêu dùng, nhưng về lâu dài sẽ là “liều thuốc đắng”.
Lý do là khi đã “tiêu diệt” xong các trại gà trong nước, các doanh nghiệp ngoại sẽ thao túng thị trường, đẩy giá bán lên cao chót vót.
Từ đầu năm đến nay, do lượng gà Mỹ nhập về lớn cho nên thị trường chăn nuôi gia cầm trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giá gà công nghiệp ở các trang trại chỉ còn lại mức 20.000 - 22.000 đồng/kg ( giảm mất 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái). Tính ra, người chăn nuôi đang bán lỗ 5.000 đồng/kg.
Bán lỗ đã là thiệt hại lớn, nhưng vất vả hơn bởi gà nội khó bán do gà nhập có sức cạnh tranh khốc liệt về giá. Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, nếu tình trạng này còn kéo dài đến hết năm thì các trang trại lớn trên cả nước, đặc biệt khu vực phía Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ hàng loạt.
Việt Nam hiện đã là thành viên ASEAN, FTA giữa Việt Nam với nhiều nước đã được ký kết. Việt Nam cũng đang đàm phán để tham gia TPP. Theo đó, nguồn thực phẩm đông lạnh, như: bò, gà, lợn từ các nước tiên tiến như Mỹ, khu vực châu Âu sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với nguồn thịt nội.
Nếu không có những giải pháp kịp thời, thì người chăn nuôi Việt Nam dù có nỗ lực đến mấy cũng “chết” vì không thể đấu lại việc bán phá giá. Vì thế, cần kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thịt, truy xuất nguồn gốc… để không lọt thịt kém chất lượng giá quá rẻ, đồng thời, cũng cần có cơ chế để bảo hộ các mặt hàng gia cầm trong nước./. 
Lê Vân
theo kinhtevadubao
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập532
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm522
  • Hôm nay70,132
  • Tháng hiện tại775,245
  • Tổng lượt truy cập90,838,638
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây