Học tập đạo đức HCM

Cuộc chiến với TPP

Chủ nhật - 22/02/2015 20:23

Nông dân Việt Nam có cơ hội lớn nhất khi Hiệp định TPP được ký kết là bán hàng sang 11 nước thành viên một cách tự do và không phải đóng thuế, từ đó tăng cường xuất khẩu. Nhưng ngược lại, các nước cũng đưa hàng hóa của họ vào Việt Nam với điều kiện tương tự như vậy. Thách thức hiện nay là liệu hàng của mình có cạnh tranh lại người ta? Câu trả lời là không vì xét về chất lượng hay giá cả, hàng của mình đều thua các nước. Ở mặt bằng xuất phát điểm như hiện nay thì chúng ta có thể thấy rõ viễn cảnh hàng nông sản của Việt Nam sẽ bị đánh gục ngay trên sân nhà.

  Trái cây nhiệt đới Việt Nam được thế giới ưa chuộng nhưng công nghệ bảo quản kém, không giữ tươi lâu được nên kém sức cạnh tranh. Ảnh: Sản phẩm bưởi da xanh Bến Tre. Ảnh: Ngọc Minh

 

Chẳng hạn như mặt hàng đường hiện nay Việt Nam đang bán với giá 12.500 đồng/kg trong khi đường của Brazil, Mexico chỉ có giá 7.000 đồng/kg thì thử hỏi làm sao Việt Nam cạnh tranh lại?

Trái cây cũng gặp khó. Mặc dù có lợi thế là trái cây xứ nhiệt đới với nhiều chủng loại phong phú được thế giới ưa chuộng nhưng nông dân không có ai tổ chức để làm sao cho tốt. Dẫn đến tình trạng nông dân tự phát trồng lẻ tẻ, manh mún, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ, chất lượng kém hiện nay.

Ngành chăn nuôi thì càng khó khăn hơn, là một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức với 11 nước thành viên TPP. Chăn nuôi chỉ mới có thể ở mức tự cung trong nước, chưa xuất khẩu được. Ngay từ bây giờ, chưa vào TPP mà thịt bò của ta đã bị bò Úc lấn sân, thua ngay trên sân nhà thì còn “đánh đấm” gì ở xứ người được nữa?

Trước những yêu cầu của thời cuộc bắt buộc nông dân Việt Nam là phải tăng cường năng lực cạnh tranh, sản xuất như thế nào để giá thành hạ nhất nhưng chất lượng lại cao nhất. Với ngành lúa gạo vẫn cần phải đẩy nhanh việc thành lập các khu chế biến gạo nằm ở trung tâm của từng cánh đồng với đầy đủ các nhà máy sấy, xay xát, đánh bóng… một cách khoa học và chuyên nghiệp. Tương tự ở các ngành khác như thủy sản, trái cây cũng cần nhanh chóng quy hoạch lại. Trái cây cần quy hoạch lại thành các vùng trồng trọng điểm với từng loại trái cây đặc sản như vải thiều, nhãn, thanh long, bưởi da xanh, khóm (dứa), vú sữa… và hướng dẫn, hỗ trợ cho nông dân sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP với số lượng lớn, tập trung. Ở mỗi vùng đều phải có nhà máy chế biến, bảo quản chuyên nghiệp. Ngành này có thể làm nhanh nếu có sự quan tâm về chính sách của Nhà nước.

Thủy sản cũng vậy, cần quy hoạch, làm lại cấu trúc hạ tầng, hệ thống nước đưa vào phục vụ cho ngành một cách khoa học và chuyên nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cũng như hướng dẫn cho nông dân nuôi cá, tôm cách xử lý nước sạch đưa vào ao nuôi cũng như quy trình nuôi, phòng ngừa dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay40,459
  • Tháng hiện tại815,737
  • Tổng lượt truy cập91,989,466
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây