Học tập đạo đức HCM

“Đổ vốn vào nông nghiệp, đại gia cần chấp nhận rủi ro”

Thứ bảy - 11/04/2015 09:21
Sẽ có cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài ở lĩnh vực nông nghiệp và sự cạnh tranh cần dựa trên môi trường kinh doanh minh bạch, doanh nghiệp cần biết chấp nhận rủi ro, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết.
Việc các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, sắt thép đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian qua cho thấy điều gì, thưa ông?

TS. Võ Trí Thành:  Lĩnh vực nông nghiệp trước đây thường không phải nơi chốn mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp quá quan tâm. Tỷ lệ FDI vào nông nghiệp giải ngân dưới 1%, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam chủ yếu hoạt động ở những ngành nghề khác, hoặc công nghiệp khai khoáng, hoặc chế biến, dịch vụ. 

Lý do, tăng trưởng ở lĩnh vực này tốt và kéo dài cũng chỉ 3-4% so với tăng trưởng của các ngành khác là 6-9%.

Nhưng thời gian gần đây, cách nhìn về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có những thay đổi căn bản. Thay đổi cách nhìn phát triển là phát triển hài hòa, thân thiện với môi trường. Thay đổi về cách tiếp cận thông tin nhìn nhận vai trò phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ khác. Nếu nhìn sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ A đến Z hoàn toàn có thể tạo ra giá trị gia tăng rất cao. 

Trong nhu cầu của xã hội, cuộc sống về sự phát triển chắc chắn tạo lợi nhuận tốt, khả năng sinh lời tốt.

Ngoài ra, Việt Nam là đất nước rất có lợi thế về nông nghiệp, chứng minh bằng thay đổi từ đất nước phải sản xuất ọp ẹp, nhập khẩu gạo thành nước đứng top 2, 4 nhiều mặt hàng. Nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ đã nhìn Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng như nền, cơ sở cung cấp lương thực thực phẩm có thể có chất lượng.

Chính cách lựa chọn của các nhà đầu tư cũng ăn nhập với chính sách của nhà nước. Bên cạnh những lĩnh vực khác đã có chủ trương, suy nghĩ có tính đột phá về tái cấu trúc ngành nông nghiệp, bắt đầu đã được hiện thực hóa. 

Với tất cả những khía cạnh trên tạo ra sự hấp dẫn nên đại gia, doanh nghiệp lớn từ nhiều lĩnh vực như Hoàng Anh Gia Lai, Vingrop, Hòa Phát… tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp là dấu hiệu tích cực, gắn với xu thế mới, gắn với lợi ích đất nước, cho đất nước. 

Đồng thời cũng thể hiện các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, chất tin cậy, bền vững, lâu dài hơn, tin tưởng là làm thực, không phải ăn xổi ở thì.

Có một số ý kiến cho rằng, doanh nghiệp có thể dùng tiền ưu đãi vào lĩnh vực khác?
Đây là lựa chọn của doanh nghiệp nhưng việc doanh nghiệp dùng vốn lớn trên thực tế doanh nghiệp làm ăn thực tin cậy cao hơn nhiều. Điều này thật ra cũng không quá mới, chỉ mới là doanh nghiệp này hầu như không liên quan đến nông nghiệp.

Ông đánh giá như thế nào về sự cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài?

Trong kinh tế thị trường sự cạnh tranh là cần thiết và tích cực nhìn vào sự phát triển lâu dài đối với doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, vấn đề sự cạnh tranh này cần dựa trên môi trường minh bạch, lành mạnh. Cạnh tranh không thể bị bóp méo, dựa vào mối quan hệ, sự làm giả, làm nhái, vị thế độc quyền. 
TS. Võ Trí Thành, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương. Ảnh: BizLIVE 
Còn doanh nghiệp biết chấp nhận rủi ro, thị trường biết lựa chọn nhìn vào tổng thể sẽ có lợi cho doanh nghiệp và đất nước. 

Nhìn nông nghiệp Việt Nam trong bản đồ khu vực, toàn cầu, với Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, tự do hóa với nhiều nước, các nhà kinh doanh vẫn thấy cơ hội, bầu trời để sinh lời không chỉ ở Việt Nam. 

Với cách làm của Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát… ông thích cách nào?

Có 3 điểm nổi rõ là các doanh nghiệp trên đều thấy tiềm năng, cơ hội trong lĩnh vực này và không gian làm ăn, thị trường vẫn đủ.

Thứ 2, họ đều nhìn sự làm ăn, tổ chức gắn với chuỗi giá trị. 

Thứ 3, với tiềm lực của họ trong chừng mực nhất định có sự hỗ trợ của nhà nước họ đều nghĩ đến việc phát triển nông nghiệp trên cơ sở lợi thế về quy mô, công nghệ tốt nhất và gắn với tiêu chuẩn tốt để đảm bảo đúng nhu cầu của thị trường dù họ làm ở những lĩnh vực khác nhau. 

Thêm nữa, tái cấu trúc nông nghiệp của Việt Nam đã có thành quả to lớn, dựa trên nền tảng sản xuất hộ gia đình gắn với mảnh đất, lợi ích của họ cùng nền kinh tế mở, nông nghiệp Việt Nam đã tạo ra bước nhảy có thể nói khá thần kỳ. 

Nhưng bước tiến nông nghiệp những năm gần đây đã bắt đầu chững nên điều chúng ta muốn làm phải đảm bảo yếu tố: 

Sản xuất nông nghiệp phải tạo ra yếu tố quy mô, liên quan đến vấn đề thị trường, tích tụ đất đai.

Tạo giá trị, sự tham gia của nhiều bên và vai trò của doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn làm được chuỗi này phải có tiềm lực lớn.

Nông nghiệp phải nói đến nông thôn gắn tổ chức sản xuất với vấn đề chính trị, xã hội. Hộ gia đình vẫn giữ vai trò quan trọng, cách tổ chức gắn với vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội để vị thế mặc cả của người nông dân cao hơn, ăn chia công bằng hơn, có lợi và thích hợp vì vị thế mặc cả của người nông dân vẫn đang ở thế yếu. 

Xin trân trọng cảm ơn ông !
ltheo bizlive
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập400
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại738,462
  • Tổng lượt truy cập90,801,855
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây