Thông tin trên được cho biết trong một báo cáo ngày 19/05 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Cụ thể, vào ngày 17/05, giá gạo Thái Lan chuẩn đã đạt mức cao nhất trong 2 năm qua do khô hạn làm giảm sản lượng. Giá đạt mức cao nhất từ khi chính phủ Thái Lan nắm quyền hai năm trước và kết thúc trợ cấp, dẫn đến thặng dư cung cấp và tồn kho lớn tại quốc gia này. Tuy nhiên, theo báo cáo thì giá gạo tăng là tin tốt cho chính phủ nhưng người nghèo nông thôn thì ngược lại, khi mà giá gạo giảm mức thấp nhất trong 8 năm qua. Đáng chú ý là việc Thái Lan sẽ bán một phần trong hơn 11 triệu tấn gạo tồn kho nhằm tận dụng giá cao và nhu cầu tăng. Ngày 19/05 vừa qua, nước này đã đấu thầu gạo lần 3 với khối lượng 1.2 triệu tấn, dự kiến lần 4 sẽ là 1 triệu tấn. Xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 3.9 triệu tấn tính đến giữa tháng 5/2016, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Giá gạo tấm 5% được chào bán ở mức 418-420 USD/tấn vào ngày 17/05, mức cao nhất kể từ ngày 11/05/2014.
Trong khi đó, ngày 18/05, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và Liên đoàn Gạo Campuchia cho biết, xuất khẩu gạo của nước này đã tăng hơn 5 lần trong 5 năm qua, từ xấp xỉ 100,000 tấn trong năm 2010 lên 530,000 tấn vào năm 2015. 2 tháng đầu năm 2016, Campuchia đã xuất khẩu gần 96,000 tấn gạo. Được biết, xuất khẩu gạo của Cambodia phải chịu kiểm tra nghiêm ngặt và yêu cầu chứng nhận để có thể tiếp cận các thị trường quan trọng chẳng hạn như Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Mỹ.
Diễn biến tại Philipines theo báo cáo của VFA ghi nhận, quốc gia này sẽ cấm các thương nhân nhập khẩu gạo và thắt chặt kiểm soát buôn lậu gạo. Nhập khẩu gạo là vấn đề nhạy cảm chính trị tại Philipines, Chính phủ giữ mức thuế cao nhằm bảo vệ nông dân trong nước nhưng thỉnh thoảng cần nhập khẩu hàng ngàn tấn để bảo đảm nguồn cung trong nước. Theo đó, thương nhân của nước này được phép nhập khẩu 805,200 tấn/năm với mức thuế là 35%. Được biết, trong năm 2014, Philippines đã nới lỏng hạn chế nhập khẩu gạo bằng cách giảm thuế từ 40% còn 35% và tăng số lượng nhập khẩu từ 350,000 tấn lên 805,200 tấn/năm, điều này nhằm để đáp ứng nhu cầu do dân số tăng.
Báo cáo của VFA cũng cho biết, đấu thầu Hàn Quốc trao thầu 10,000 tấn gạo hạt dài, gạo lứt từ Việt Nam cho POSCO Deawoo với giá 441.18 USD/tấn.
Về cơ bản, thị trường tiếp tục đối mặt với sản lượng gặp thách thức trong châu Á bị khô hạn tác động, đặc biệt là Thái Lan, một trong những quốc gia dẫn dắt giá gạo châu Á. Tuy nhiên nhu cầu thương mại từ người mua vẫn yếu, điều này được nhận định do suy giảm sức mua mua giá rẻ hơn từ quý 4/2015 đến quý 1/2016 đang tác động đến thị trường nước nhập khẩu, vàcó thể cần cho thị trường một số thời gian để hấp thu những tồn kho này trước khi khuynh hướng mua mới có thể được thiết lập.
Trong khi đó, giá gạo tại Ấn Độ cũng tăng (10 USD/tấn trong 2 tuần qua) trước nhu cầu gạo thời gian gần đây tăng. Những nhà xuất khẩu gạo của nước này gặp áp lực cạnh tranh mua của Chính phủ (Tổng Công ty lương thực Ấn Độ).
Pakistan cũng tăng giá gạo vì những nhà máy xay xát giữ lại tồn kho và tìm kiếm giá cao hơn. Việt Nam đối mặt với việc trì hoãn gieo trồng. Mặt khác, nhiều người cũng tính đến khả năng El Nino sẽ mang đến câu trả lời cho sản lượng gạo châu Á thời gian tới.
Tính đến ngày 18/5 vừa qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2.07 triệu tấn, trị giá FOB trên 875 triệu USD, trị giá CIF gần 912 triệu USD, tăng hơn 15% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2015./.
theo NDH
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã