Nhiều thương lái ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long... lý giải việc mít rớt giá thê thảm là do thương lái Trung Quốc ít mua vì mùa mưa mít dễ bị hư, thối.
Nếu như nửa năm trước, thương lái đến tỉnh Hậu Giang mua mít Thái với giá 50.000 đồng/kg thì hiện nay chỉ còn 8.000-10.000 đồng/kg (loại trái to, trên 10 kg).
"Mít loại nhỏ chừng 5-7 kg/trái được các vựa mua tại vườn chỉ 5.000 đồng/kg. Mang về vựa bán lẻ, tụi tôi chỉ lãi 500-1.000 đồng mỗi kg", chủ một vựa mít ở thị trấn Mái Dầm (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) nói.
Theo lãnh đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, toàn tỉnh này có diện tích khoảng 750ha mít Thái giúp nông dân có thu nhập cao. Vài năm trước, các mặt hàng như cam, bưởi chết vì bệnh xoắn lá nên các huyện, thị chuyển đổi cây trồng sang mít.
Tại thị trấn Mái Dầm (huyện Châu Thành) có hợp tác xã nông nghiệp làm cầu nối giữa nhà vườn với tư thương. Từ trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất, hợp tác xã này liên kết được với những người mua nông sản bán sang Trung Quốc khiến giá mít tăng cao vì cung không đủ cầu.
Khi giá mít giảm mạnh, ngành nông nghiệp khuyến cáo nhà vườn tỉa bỏ bớt trái để vừa đủ cung, chứ không nên đốn bỏ.
Theo Người đưa tin
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới