Học tập đạo đức HCM

Giá ngang nhau, nông dân vất vả trồng rau có chứng nhận để làm gì?

Thứ ba - 10/04/2018 11:59
Tỉnh Tây Ninh hàng ngày cung cấp một lượng lớn rau quả về thị trường TP.HCM. Nhưng yếu tố thị trường đang khiến việc kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) trở nên khó khăn. Không có nhiều mạng lưới tiêu thụ, đa số nông sản ở Tây Ninh vẫn đưa xuống chợ đầu mối TP.HCM thông qua tư thương. Thông thường, một xe hàng được gom từ nhiều chủ hộ khác nhau, thương lái bán xong mới báo giá rồi trả tiền lại cho nông dân.

Ông Nguyễn Trung Sâm - Ban tuyên giáo Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh cho biết, nếu trồng rau có kiểm định chất lượng định kỳ thì tốn chi phí. Điều này khiến nhiều người sản xuất e ngại. “Nhưng khi đã được cấp giấy chứng nhận rau sạch thì giấy này lại không có mấy giá trị ngoài thị trường khi giá rau sạch với không sạch ngang nhau. Đây vẫn là chỗ khó trong việc quản lý chất lượng” - ông Sâm nói.

 gia ngang nhau, nong dan vat va trong rau co chung nhan de lam gi? hinh anh 1

Nông dân phun thuốc BVTV cho hoa màu tại đồng ruộng.  Ảnh: N.V

Chia sẻ điều này, ông Huỳnh Công Chức - Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Bình Chánh (TP.HCM) cho biết người sản xuất còn e ngại để được cấp giấy chứng nhận và tái chứng nhận sản phẩm an toàn. Việc khuyến khích nông dân làm theo tiêu chuẩn VietGAP cũng không hề dễ khi khác biệt về giá giữa rau sạch và không sạch chưa tạo được động lực cho người dân.

“Việc lấy mẫu phân tích tốn nhiều thời gian mới biết kết quả. Trong lúc chờ đợi thì lô sản phẩm còn lại (cùng lô lấy mẫu) đã được đưa vào lưu thông, tiêu thụ. Nếu kết quả có dư lượng vượt ngưỡng cũng không kịp thời ngăn chặn, tiêu hủy” - ông Chức chia sẻ.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh, hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký giấy chứng nhận VietGAP là triển khai quy hoạch vùng sản xuất ở các địa phương còn chậm, nhiều địa phương vẫn chưa quy hoạch được vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn sạch, hoặc quy hoạch còn manh mún, dẫn tới nhiều khó khăn cho nông dân.

Theo Nguyên Vỹ (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập512
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm511
  • Hôm nay63,005
  • Tháng hiện tại1,255,599
  • Tổng lượt truy cập94,783,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây