Học tập đạo đức HCM

Giải bài toán đầu ra cho lúa, gạo - Bài 1: Điểm yếu 'cốt tử' của nông sản !

Chủ nhật - 26/07/2015 22:11
Bài toán cho đầu ra hạt gạo được nói nhiều nhưng đã đến lúc phải làm quyết liệt từ việc xác định các phân khúc xuất khẩu và những chính sách đầu tư gắn với liên kết sản xuất căn cơ.
Đến cuối tháng 7-2015, ĐBSCL gần như đã giành thắng lợi trong vụ lúa Đông xuân và Hè thu - hai vụ lúa chính trong năm 2015. Năm ngoái, sản lượng lúa trong vùng vượt mốc 25 triệu tấn. Năm nay, sản lượng này dự báo sẽ được tái lập. Tuy nhiên, đầu ra hạt lúa tiếp tục gặp khó khăn khi xuất khẩu gạo phải cạnh tranh khốc liệt, trong khi xuất khẩu “tiểu ngạch” sang Trung Quốc tiếp tục tiềm ẩn những rủi ro.
 
Sản phẩm thô, thiếu cạnh tranh
 
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã đưa ra chủ trương: “Không tăng số lượng mà tập trung vào nâng cao chất lượng và hạ giá thành. Các địa phương hướng dẫn và hỗ trợ nông dân trồng những giống lúa bán được giá cao hơn”. Có lẽ đây cũng là một phần quan trọng trong nội dung Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu chung của đề án trên là nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 
Có thể nói, thành tựu nổi bật nhất về kinh tế Việt Nam sau 30 năm đổi mới là phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng vào hàng thứ hai trên thế giới. Không chỉ có gạo, Việt Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng nông sản quan trọng khác như cà phê, điều, cao su, tiêu, rau quả… Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Việt Nam đạt ngôi vị thứ 1, 2 thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, khối lượng đáng kể về thủy sản, cao su, rau quả… Nhưng giá bán thì rẻ (thứ 7-10 thế giới), hàm lượng chất xám trong sản phẩm quá thấp, chưa có thương hiệu mạnh. Điều đặc biệt là lợi tức của nông dân thấp so với các thành phần khác; nông dân, nông thôn tiếp tục nghèo. Các nhà khoa học nói gì về điểm yếu “cốt tử” của nông sản Việt Nam?“Việt Nam là một trong các quốc gia có sản lượng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng chúng ta lại gần như chưa có thương hiệu nông sản có đủ uy tín trên thị trường thế giới, mà chủ yếu xuất khẩu thô hoặc phải thông qua một thương hiệu của quốc gia khác. Vấn đề là ở chỗ chất lượng các mặt hàng nông sản còn quá kém, việc kiểm soát chất lượng cũng như kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của các mặt hàng nông sản còn yếu. Đây là điểm yếu “cốt tử” của nông sản Việt Nam, đây cũng là nỗi niềm cay đắng đối với những người làm nông nghiệp ở Việt Nam”, tiến sĩ Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định !
 
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có lý khi đề cập: “Ngoài tăng sản xuất giống lúa chất lượng, bán giá cao, nhiệm vụ cấp bách là hạ giá thành sản xuất”. Vấn đề bức xúc hiện nay là lãng phí trong sản xuất rất lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổn thất sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL khoảng 13,7%, tính ra sản lượng trên 25 triệu tấn, hàng năm ĐBSCL mất khoảng 650 triệu USD. Tương tự, với khoảng 4 triệu héc-ta đất sản xuất/năm, các nhà khoa học khuyến cáo chỉ sử dụng khoảng 1,1 triệu tấn phân bón. Song, nông dân ĐBSCL lại lạm dụng đến 1,7 triệu tấn, dư thừa gần 600 ngàn tấn phân bón. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự trên lượng lúa gieo sạ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. “Tập quán gieo sạ giống quá dầy, tiềm ẩn tai họa rất gần. Trong khi đó, một bộ phận nông dân lại lạm dụng phun thuốc dạng kích thích, kéo theo nước tồn trong hạt gạo. dẫn tới độ ẩm 32%, đây là những vấn đề nhức nhối trong giá trị hạt gạo”, tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt nhận định.
 
Đầu tư còn thấp
 
“Mức đầu tư cho vùng ĐBSCL còn thấp, đặc biệt là vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp so với tổng đầu tư toàn xã hội. Công nghệ chế biến còn khá lạc hậu, giá thành nông sản còn cao, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất còn thấp; tỷ lệ hao hụt, thất thoát sau thu hoạch còn lớn. Ngoài ra, hệ thống cơ chế, chính sách trong nông nghiệp còn bất cập đã ảnh hưởng đến sức hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào lĩnh vực này”, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ) nhận định. Thực tế, nông dân ĐBSCL đang sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không đồng bộ, khó kết nối với thị trường trong và ngoài nước... Hệ thống giao thông ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Thông tin về thị trường hạn chế, gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, khó tạo điều kiện liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nguồn lực lao động trong nông thôn đang có xu hướng giảm, một bộ phận không nhỏ lao động trẻ ở nông thôn rời bỏ ruộng vườn ra thành thị, gia nhập đội ngũ lao động phổ thông di dân đến làm việc tại các thành phố lớn ngày càng tăng.
 
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do những cơ chế, chính sách nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng của vùng ĐBSCL còn thiếu và chưa đồng bộ; có mặt chưa phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của vùng; sự phối hợp của các bộ, ngành Trung ương thiếu chặt chẽ trong sự liên kết vùng và liên ngành. Sản xuất nông nghiệp thiếu kết nối chặt chẽ với thị trường, đầu ra nông sản thường bị khó khăn.
 
Bài 2:  Lối ra phải hình thành từ vùng sản xuất lớn.
 
Bài, ảnh: Cao Phong (Báo Hậu Giang)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay36,492
  • Tháng hiện tại942,594
  • Tổng lượt truy cập91,005,987
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây