Nhập khẩu phân urê tăng gấp đôi
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quý I/2017, lượng phân đạm (urê) NK đạt 231.000 tấn, tương đương giá trị 62 triệu USD, tăng hơn 2 lần cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung, phân bón các loại NK đạt 1,22 triệu tấn và ước đạt 338 triệu USD, tăng 31,5% về khối lượng và tăng gần 24% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Phân bón được NK chủ yếu từ Trung Quốc.
Thông tin tại Hội nghị sơ kết quý I/2017 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức mới đây cho thấy, lượng tiêu thụ urê là 106 nghìn tấn, tăng 14,5%, tồn kho 79 nghìn tấn, giảm 14,9%; phân DAP tiêu thụ 91 nghìn tấn, tăng 105%, tồn kho 20 nghìn tấn, giảm 87,4%; phân NPK tiêu thụ đạt 434 nghìn tấn, tăng 13,4%, tồn kho 172 nghìn tấn, giảm 30,3%. Với thực trạng trên, số lượng tồn kho các mặt hàng phân bón tại các DN Vinachem chiếm số lượng lớn.
DN sản xuất phân bón cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, có chiến lược xây dựng thương hiệu để tăng sức cạnh tranh. |
Ông Vũ Đức Minh Hiếu - Chuyên gia phân tích thị trường phân bón Việt Nam - khẳng định: Việc phân bón Trung Quốc giảm giá mạnh đã và đang gây khó khăn, làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà máy sản xuất phân bón trong nước. Không chỉ thị trường nội địa, phân bón Trung Quốc cũng đang làm khó phân bón Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chính.
Tập trung các giải pháp đồng bộ
Trước thực trạng trên, theo các chuyên gia kinh tế, DN sản xuất phân bón cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh, có chiến lược xây dựng thương hiệu.
Ông Nguyễn Gia Tường - Tổng giám đốc Vinachem - cho biết, giải pháp mà Vinachem đưa ra là tập trung tháo gỡ khó khăn cho các sản phẩm urê và DAP. Trong đó, chú trọng tăng cường triển khai đồng bộ giải pháp thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của đơn vị ở trong và ngoài nước. "Công tác phát triển thị trường, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu vẫn là ưu tiên tiên số một của DN trong quý II và cả năm 2017"- ông Nguyễn Gia Tường nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Vinachem sẽ xây dựng Chương trình Xúc tiến thương mại năm 2017 trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của DN nhằm phát triển thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh trong nước. Mặt khác, tập đoàn và các đơn vị cũng triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế quy định mặt hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) để gỡ khó chính sách thuế VAT cho phân bón. Đây là yếu tố quan trọng khuyến khích DN sản xuất phân bón trong nước đầu tư công nghệ mới, sản xuất các loại phân bón chất lượng cao, chủ động nguồn cung với giá thành hợp lý.
Lan Anh
http://baocongthuong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã