Học tập đạo đức HCM

Khi doanh nghiệp quyết tâm làm rau sạch

Thứ hai - 14/11/2016 21:44
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, trang trại của OFP tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 12 đoàn liên ngành đến kiểm tra chất lượng của sản phẩm.
Từ ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và quyết tâm thực hiện, Công ty TNHH Sản xuất và Phân phối nông sản sạch - OFP (Trung Hòa, Cầu Giấy) do anh Phạm Đăng Cương làm Giám đốc đã sở hữu trang trại rộng 4,5ha trồng rau an toàn (RAT) và chuỗi 5 cửa hàng tại các khu đô thị trên địa bàn Hà Nội. Mong muốn mà DN này đeo đuổi là cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng (NTD).
Từ nông trại…
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, trang trại của OFP tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 12 đoàn liên ngành đến kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Hiện, rau, củ, quả tại trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận VietGap với sản lượng 25 tấn/năm, Giấy xác nhận kiến thức ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản…
 Anh Phạm Đăng Cương đang chỉ về những thông số đánh dấu ở từng luống rau.   Ảnh: Khắc Kiên
Chị Hồng có thời gian làm việc ở trang trại của OFP khá lâu cho biết, do áp dụng công nghệ nên công việc cũng không có gì nặng nhọc mà lại cho thu nhập ổn định, khoảng 4 triệu đồng/tháng. Bên cạnh việc luôn quan tâm đến chất lượng nguồn nhân công trong đào tạo, hướng dẫn tuân thủ các quy định, quy trình của Công ty để sản phẩm đảm bảo chất
Hiện tại, OFP đã phát triển 5 chuỗi cửa hàng tại Trung Hòa, Cầu Giấy; cửa hàng ở khu đô thị mới Đại Thanh; Khu đô thị mới Dương Nội; 2 cửa hàng tại khu đô thị Văn Khê, quận Hà Đông.
lượng, OFP cũng đầu tư những công nghệ tiên tiến. Như hệ thống tưới tiêu tự động nhỏ giọt theo tiêu chuẩn châu Âu, thiết bị bép tưới được nhập nguyên kiện từ Hà Lan chạy dọc những luống rau đã được phân lô. Toàn bộ trang trại áp dụng công nghệ chuẩn của nước ngoài, từ quá trình chăm sóc rau sử dụng bằng phân hữu cơ, đến thu hoạch, đóng gói, sơ chế, vận chuyển, bảo quản…
Để có được thành công bước đầu như ngày hôm nay, cũng phải thử nghiệm, thậm chí trả giá bằng mồ hôi công sức, nhưng đó là bài học kinh nghiệm quý giá của OFP. Đơn cử như khi mới bắt đầu khởi nghiệp, do chưa nắm được xu hướng thị trường, trồng ồ ạt, rau không kịp tiêu thụ hết đành bỏ đưa vào để ủ thành phân bón cho lứa rau sau. “Rau đã được cấp chứng nhận phải trở thành thương hiệu, không chấp nhận vì lợi nhuận bằng mọi giá mang đi tiêu thụ. Bởi niềm tin của NTD vào nông sản, thực phẩm sạch chưa cao, nếu mang rau ra các chợ cóc dễ nhập nhèm thương hiệu và lúc đó sẽ phải trả giá” – anh Cương khẳng định.
… đến bàn ăn
Song hành với việc sản xuất theo tiêu chuẩn, Công ty đã xây dựng, hình thành nên chuỗi
OFP đang triển khai thử nghiệm Rau100K và Rau300K cho khách hàng mua thẻ 30 ngày, tiết kiệm chi phí tới 50%. Cụ thể, với thẻ Rau100K, NTD có được 30 bó rau ăn của trang trại OFP (tương đương 3.300 đồng/mớ thay vì 6.000 đồng/mớ). Với thẻ Rau300K, NTD có 100 bó rau (tương đương 3.000 đồng/mớ, thay vì 6.000 đồng/mớ).
cửa hàng cung cấp, các đại lý phân phối sản phẩm nông sản cung cấp cho thị trường Hà Nội và ngay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tại địa chỉ của cửa hàng OFP ở Trung Hòa, Cầu Giấy, bà Trần Thu Hằng – Giám đốc Công ty CP XNK nông sản thực phẩm Việt Nam (VAF)– đơn vị đối tác cung cấp thực phẩm an toàn cho nhiều trường mầm non, tiểu học tại quận Hoàng Mai, quận Hoàn Kiếm... cho biết: Trước khi liên kết với OFP, VAF đi tìm hiểu, kiểm định rồi mới quyết định trở thành nhà phân phối. Bởi OFP chuyên trồng các loại rau ăn lá theo tiêu chuẩn VietGap.
Để tạo niềm tin và chứng minh đây là RAT, đợt cuối tháng 5/2016, VAF đã tổ chức cho ban giám hiệu, đại diện ban phụ huynh các trường đến tham quan trang trại của OFP. Khi tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất, thưởng thức các sản phẩm tại đây, mọi người rất yên tâm về sự lựa chọn nhà cung cấp của VAF. Đó cũng là cách mà OFP áp dụng nhằm khuyến khích khách hàng tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn nhà cung cấp rau sạch. 
Tác giả: Hoàng Anh
Nguồn: kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại817,959
  • Tổng lượt truy cập90,881,352
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây