Học tập đạo đức HCM

Làm gì để thực phẩm sạch được nhân rộng?

Thứ năm - 19/04/2018 03:29
Trong bối cảnh thực phẩm chứa các hóa chất có hại đang tràn lan, người tiêu dùng từ thành phố đến nông thôn tìm nhiều cách để “săn” thực phẩm sạch, nhu cầu sử dụng và phổ biến thực sạch cần thiết hơn bao giờ hết.

Khó chọn thực phẩm sạch?

Nhiều nhà chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, để có được thực phẩm “sạch”, vấn đề quan trọng hàng đầu là nguyên liệu dùng cho nuôi trồng phải sạch. Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, hiện nay chưa thể kiểm soát hết các chất cấm, chất độc hại được dùng trong chăn nuôi và chế biến thực phẩm, mặc dù đã có những hỗ trợ về máy móc và những đề án về kiểm soát đầu vào đầu ra thực phẩm sạch.

thực phẩm sạch

Trong số các loại thực phẩm người dân ăn hàng ngày, phổ biến nhất là thịt heo, gà, bò, cá... Nhu cầu tiêu thụ của thị trường ngày càng cao, trong khi việc chăn nuôi tự nhiên của các hộ gia đình chỉ đáp ứng tỷ lệ rất nhỏ, đa số nguồn cung hiện nay do chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Đối với các trang trại chăn nuôi, nhu cầu về thức ăn hàng ngày rất lớn, hầu hết được mua từ các công ty chuyên sản xuất TĂCN.

Tâm sự của những hộ chăn nuôi đều cho rằng, người chăn nuôi chỉ là một mắt xích trong chuỗi chăn nuôi, có nguyên liệu sạch thì mới nuôi ra được những con heo đạt chất lượng tiêu chuẩn, an toàn.

Một người nuôi ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết: “Người chăn nuôi chúng tôi không biết hết được những gì trong TĂCN, chỉ mua và dùng theo thói quen. Chỉ cần đoàn kiểm tra đến lấy mẫu xét nghiệm mà có chất cấm nào đó là chúng tôi bị xử lý bằng nhiều hình thức. Có khi lỗi đâu phải do người chăn nuôi, nhiều khi nhà sản xuất cám trộn chất cấm vào, chúng tôi làm sao kiểm soát được?

Những người khác lại tâm sự, chúng tôi đều mong các cơ quan có thẩm quyền sớm quy hoạch, sắp xếp lại thị trường sản xuất TĂCN, chỉ cho phép những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, cung cấp cám sạch, có cam kết bảo đảm chất lượng cám...

 

Cần chính sách

Định hướng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Với mục tiêu quan trọng là hướng người tiêu dùng sử dụng thực phẩm “sạch”, ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tích cực triển khai chăn nuôi theo chuỗi khép kín trên cơ sở liên kết nhóm hộ thành HTX, doanh nghiệp cổ phần nhằm kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất, tiêu thụ. Trước mắt, Bộ NN&PTNT tích cực triển khai chương trình hỗ trợ về: Phòng chống dịch, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá thịt “sạch”... tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, sau đó, sẽ nhân rộng tới các tỉnh, thành trong cả nước.

Còn theo TS. Ngô Thị Kim Cúc, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Nhà nước cần thông tin về thị trường, thu thập thông tin, nghiên cứu, đưa ra dự báo về cung cầu thị trường, nhất là thị trường thế giới. Nhà nước phải có vai trò mở rộng thị trường thông qua việc ký kết các hiệp định với các nước, các khối... Từ đó, Nhà nước dự báo, đưa ra những quy hoạch sản xuất và thông tin cho người dân biết. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho nông dân hoặc những cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp. Nhà nước phải có giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đào tạo nông dân một cách thiết thực; đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện trên từng địa bàn cụ thể… Mặt khác, cần có những chương trình, Đề án dành cho vấn đề thực phẩm sạch nhiều hơn nữa để có thực phẩm sạch từ nguồn, từ những trang trại chăn nuôi.

Hiện ngành nông nghiệp và chăn nuôi gắn liền với đất đai, do vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tích tụ ruộng đất mạnh hơn để hình thành khu vực sản xuất lớn tập trung. Cùng với đó là tăng cường công tác nghiên cứu chọn tạo, lưu giữ, bảo vệ giống tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt cũng như phát triển mạnh các công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến... trong ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng theo hướng xanh, sạch và bền vững.
 

Nguòn: nguoichannuoi.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập572
  • Hôm nay70,877
  • Tháng hiện tại775,990
  • Tổng lượt truy cập90,839,383
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây