Trước thực trạng này, chính quyền huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) đã chủ động sang Hàn Quốc tìm đối tác và cho ra đời một liên doanh ươm nuôi, chế biến cá chình phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Nghề nuôi cá chình - loài đặc sản quý hiếm mà từ trước đây người ta vẫn hay thống kê, quản lý tới số con (chứ không phải tính trên diện tích, sản lượng) - đã nhen nhóm từ khá lâu tại một số tỉnh Tây Nam bộ và cả TP.HCM.
Mặc dù vốn đầu tư không nhỏ nhưng trong thực tế nhiều người đã thu lợi nhuận trên 100%, tức một vốn một lời.
Từ con “cá lạ”
Ông Nguyễn Hoàng Vũ - bí thư xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, một trong những người nuôi cá chình đầu tiên ở địa phương này - kể: “Cách đây vài năm, một chủ vó (phương tiện đánh bắt thủy sản trên sông rạch) ở kênh Xáng tình cờ bắt được con cá bự chảng. Thấy “con gì lạ quá”, chủ nhà không dám ăn bèn bỏ vô thau bưng ra chợ xã bán hú họa.
Thời may có người trông thấy biết là cá chình, hỏi mua với giá 300.000 đồng/kg. Chẳng mấy chốc, chuyện người chủ vó bán được con cá lạ gần 2 triệu đồng đã lan truyền khắp xóm...”.
Sau lần đó, người dân Vĩnh Lộc dần quen mặt loài cá đặc sản này, khi chỉ trong phạm vi ấp Vĩnh Thạnh, dọc bờ kênh Xáng lần lượt có gần 20 hộ xây bể ximăng hoặc đào vuông thả nuôi cá chình.
“Dạo đó, chưa ai ươm được con giống từ bạc tử (tên gọi phổ thông của cá chình con, được vớt từ các tỉnh ven biển miền Trung, lớn cỡ cây tăm, trọng lượng 5.500-6.500 con/kg) lên chừng 20-50 con/kg để có thể thả nuôi. Vì vậy tôi phải mua gom hơn 100 con giống trọng lượng cỡ 5-10 con/kg đánh bắt ngoài tự nhiên với giá 130.000-150.000 đồng/con.
Sau khoảng 18 tháng, cá cho trọng lượng chừng 2kg/con. Với giá bán dao động khoảng 440.000 đồng/kg, trừ chi phí thức ăn, công chăm sóc, tôi vẫn còn lời chừng 500.000 đồng/con” - ông Vũ nhớ lại.
Thấy cá chình dễ nuôi, dễ bán, ông Vũ tiếp tục đầu tư hơn 100 triệu đồng mua con giống thả tiếp. Từ mô hình này, nhiều hộ dân đang nuôi tôm sú, cá bống tượng trong xóm cũng bắt tay thử nghiệm. Ban đầu mỗi hộ nuôi chừng vài chục con để vừa học tập kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi, vừa để so sánh với các loài thủy sản khác xem hiệu quả ra sao.
Ông Nguyễn Văn Hữu, ấp Vĩnh Thạnh, đã mạnh tay đầu tư cả trăm triệu đồng mua hơn 800 con giống về thả nuôi trên mấy vuông tôm sau nhà. Hôm chúng tôi đến, ông Hữu vừa sang ao, tuyển cá lớn bán đợt đầu. Dù mới chỉ bán chưa tới một phần ba số con giống đã thả, nhưng ông Hữu đã thu về gần đủ số vốn đầu tư.
“Trong vài tháng tới, tui bán hết hơn 600 con còn lại, hi vọng thu được lợi nhuận cao” - ông Hữu phấn khởi cho hay.
Sau Vĩnh Lộc, các địa phương lân cận như Ninh Hòa, Ninh Thạnh Lợi A... cũng đầu tư nuôi cá chình. Hàng trăm hộ đã cất được nhà mới nhờ nghề mới này. Con “cá lạ” một thời với người dân Hồng Dân giờ đã dần thành quen.
Thu hoạch cá chình ở cơ sở của ông Nguyễn Hoàng Vũ, xã Vĩnh Lộc - Ảnh: Tấn Đức |
Tiến sĩ Dương Nhật Long, trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt khoa thủy sản Đại học Cần Thơ, đánh giá: “Nuôi cá chình cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng hạn chế là vốn đầu tư lớn và thời gian nuôi dài ngày. |
TTO |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã