Nghề nuôi tôm ở Long An đang cho hiệu quả kinh tế cao (Ảnh: K.V) |
Cũng theo Chi cục Thủy sản Long An, tôm được nuôi nhiều ở các huyện như Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành. Với phương pháp nuôi mới này, nhiều mô hình VietGap trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã cho thu nhập đến 300 triệu đồng/trên diện tích 5.000m²/vụ, tăng hơn 50 triệu đồng so với nuôi ngoài mô hình.
Với hàng nghìn ha diện tích nuôi tôm nước lợ ở Long An như hiện nay, việc hướng dẫn bà con nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình VietGap sẽ giúp cho người nuôi tôm có hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí. Có thể thấy, những năm trước đây, do các hộ nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến và sự hiểu biết cũng như đầu tư thâm canh chưa đúng mức. Do đó, tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Gần đây, được sự hỗ trợ của các ngành chức năng, Chi cục Thủy sản thực hiện trình diễn thí điểm mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP, từng bước hướng bà con nuôi tôm an toàn, tạo sản phẩm bền vững. Tới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh Long An sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình, phấn đấu bước đầu đạt 5%-10% diện tích nuôi; đồng thời, đề xuất các chính sách hỗ trợ như đầu tư ao lắng, hợp tác với các tổ nuôi tôm, làm tiền đề cho việc nuôi tôm bền vững, ổn định, lâu dài.
Qua áp dụng mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại một số địa phương của tỉnh Long An, đã giúp bà con hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc ghi chép đầy đủ các thông tin chế độ ăn, loại thức ăn, thuốc thú y, thuỷ sản hoá chất dùng trong suốt quá trình nuôi sẽ giúp cho sản phẩm tôm thẻ của người nuôi thực hiện được việc cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường. Đây là mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, ít sử dụng thuốc kháng sinh, chất hóa học, tạo ra sản phẩm sạch có lợi cho sức khỏe con người và cho hiệu quả kép về kinh tế và môi trường.
Từ những hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại, người dân đã có thể mạnh dạn lựa chọn mô hình nuôi tôm theo hướng sinh học để áp dụng vào sản xuất tại nông hộ, qua đó, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có tính cạnh tranh và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Ngoài ra, ở Long An, việc hình thành các tổ kinh tế hợp tác nuôi tôm cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như ở huyện Cần Giuộc, Cần Đước. Từ mô hình này, không những giúp cho các thành viên trong tổ có sự liên kết trong nuôi tôm mà còn tạo thêm việc làm cho một số lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tham gia vào tổ kinh tế hợp tác, các thành viên trong tổ có sự liên kết, gắn bó với nhau, thông qua việc hỗ trợ nhau trong kỹ thuật, con giống, pha trộn thuốc cũng như thức ăn trong quá trình nuôi tôm. Được biết, trong vụ thu hoạch tôm năm nay, có những hộ nuôi tôm ở Long An lãi tới 500 triệu đồng/ha./..
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã