Học tập đạo đức HCM

Mưa liên tục khiến rau củ tăng giá gấp 2-3 lần

Thứ ba - 25/07/2017 06:43
Mưa lớn kéo dài thời gian gần đây đã khiến cho rau củ trở nên khan hiếm. Câu chuyện rau đắt hơn thịt đã không còn là điều lạ lẫm ở nhiều nơi.

Không chỉ riêng nội thành Hà Nội, các quận ngoại thành như Gia Lâm, Đông Anh,... hay các thành phố khác như tỉnh Hải Dương, Hưng Yên,... giá rau củ những ngày nàu đã đều tăng gấp đôi so với trước. Nguyên nhân là bởi mưa lớn kéo dài, khiến cho nhiều diện tích rau bị úng ngập, chết, khiến cho sản lượng rau cung ứng ra thị trường ngày càng ít.

Không những vậy, dự kiến thời tiết sẽ còn mưa lớn kéo dài khi cơn bão số 4 sắp sửa tiến vào khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, nhiều tiểu thương dự đoán, giá rau thậm chí còn tăng mạnh và nhanh hơn trước.

 

mua lien tuc khien gia rau cu tang gia gap 2 den 3 lan ngay thuong hinh 1
Giá rau xanh tăng mạnh sau đợt mưa kéo dài.
Là người kinh doanh rau củ quả khu vực Đông Anh, Gia Lâm đã nhiều năm nay, anh Nguyễn Văn Trị cho biết: “Giá rau củ đợt này tăng khá mạnh, thậm chí gấp đôi so với trước đợt mưa lớn kéo dài. Giá tăng mạnh nhất là các loại rau cải và rau mồng tơi.”

 

“Trước đợt mưa, rau cải chỉ 3.000 đồng/mớ, mà giờ lên gấp đôi, 6.000 đồng/mớ. Khủng nhất vẫn là rau mùng tơi, tăng gần gấp 3 lần lên 8.000 đồng/mớ. Mà mớ rau còn mỏng lèo tèo không được nhiều. Ngoại thành Hà Nội giá đã thế, trong nội thành còn phải thêm 1.000 - 2.000 đồng/mớ là chuyện bình thường”, anh Trị nói.

Không những vậy, anh Trị còn cho biết, mưa nhiều nên thời điểm này còn có rau bán cũng là may mắn. Trong khi rau cải với mồng tơi dễ ăn, nhà hàng cũng nhập nhiều nên giá cũng tăng lên 70 – 80 đồng/mớ/ngày, nhà hàng có ngày lấy cả trăm mớ.

“Ngoài rau cải, rau mồng tơi, các loại rau khác cũng đua nhau tăng giá theo. Rau muống 10.000 đồng/mớ; bầu, bí, mướp tăng thêm 4.000 đồng/kg. Không ít thì nhiều, tất cả các rau khác cũng tăng chung 2.000 đồng/mớ”, anh Trị nói và cho biết, nếu cứ tình hình này, khi trời còn mưa kéo dài, giá rau sẽ dài và òn đắt thêm nữa, tình trạng 20.000 đồng/mớ rau muống như năm 2008 sẽ rất dễ xảy ra”,

Dạo qua chợ Sủi và chợ đầu mối Đông Anh, đây là những đầu mối cung cấp rau củ quả đi khắp Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các tiểu thương cho biết: “Hàng bây giờ đã khan rồi, nếu hàng trong dân hết thì rau củ sẽ cực đắt”.

“Nên bây giờ, nhiều loại rau củ phải nhập hàng Trung Quốc về bán, nhất là bắp cải, cải thảo, cà chua,... Nói là hàng Trung Quốc nhưng giá cũng không hề rẻ, cải thảo và bắp cải giá cũng 10.000 – 15.000 đồng/kg. Cà chua cũng 25.000 đồng/kg đắt hơn cà chua Đà Lạt 2.000 – 3.000 đồng/kg.”

Dạo quanh chợ Mơ (Minh Khai, Hà Nội), chị Trần Thùy Linh cho biết, “Những ngày gần đây, rau củ quá đắt, có nhiều loại rau củ đắt ngang với thịt lợn. Tôi đi chợ rất đau đầu khi không biết mua những gì hợp lý về giá cả, chất lượng cho bữa ăn của gia đình”.

Một tiểu thương ở chợ Định Công cho biết: "Giờ rau củ quả Trung Quốc đang chiếm đến quá nửa trên sạp của chúng tôi từ bắp cải xanh, cà rốt, khoai tây, hành tây, súp lơ, cà chua, cải thảo,... Hàng Đà Lạt, Mộc Châu cũng có nhiều nhưng mẫu mã không được đẹp bằng mà giá cũng gần như ngang ngửa, chủng loại lại không đa dạng bằng hàng Trung Quốc nên khách ít chọn.”

Thời điểm mưa bão liên tục đang đến gần, giá lương thực đang tăng nhanh chóng mặt. Sau đợt giải cứu thịt lợn, người nông dân đã không nuôi gối đàn khiến cho nguồn cung thịt lợn đang có dấu hiệu giảm mạnh. Thịt lợn bán lẻ tại nhiều chợ đã tăng giá trở lại. Vì thế, việc tích trữ lương thực trước mùa mưa bão này cũng nên được lưu tâm hơn./.

 

Theo Thế Hưng/Dân trí
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay17,901
  • Tháng hiện tại17,901
  • Tổng lượt truy cập101,777,444
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây