Thanh Long Châu Thành và gạo nàng Thơm chợ Đào |
Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong vòng 10 năm.
Nhãn hiệu bảo hộ được bảo đảm 3 quyền cơ bản: Độc quyền sử dụng, có quyền ngăn cấm hành vi sử dụng của bất kỳ cơ sở sản xuất cùng ngành nghề trên lãnh thổ được bảo hộ; được quyền chuyển giao quyền sử dụng, ký kết các hợp đồng hợp tác, hợp đồng chuyển giao giấy phép cho bất kỳ đối tác nào khác trên lãnh thổ được bảo hộ; được quyền yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ nhãn hiệu của mình khi có người khác xâm phạm.
Tỉnh Long An đang tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh đặc sản "Gạo Nàng thơm Chợ Đào” và "Thanh long Châu Thành - Long An”; xây dựng và hướng dẫn quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định cho từng loại cây trồng; cung ứng và bảo đảm chất lượng về giống và bảo vệ thực vật.
Ấp Chợ Đào, thuộc xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước) có 500 ha, đây là vùng đất duy nhất có thể trồng và nhân giống gạo Nàng thơm. Chính vì thế mỗi năm, sản lượng loại gạo này sản xuất được là rất ít, chỉ khoảng trên 1.500 tấn/năm.
Còn huyện Châu Thành có gần 2.200 ha thanh long, sản lượng hằng năm đạt trên 30.000 tấn trái. Thời gian qua, tỉnh Long An tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người trồng thanh long theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP, nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng cho xuất khẩu.
PV
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã