Toàn thành phố có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 7 cơ sở bán công nghiệp, 4 cơ sở giết mổ thủ công tập trung và 2.492 điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm; hơn 1.000 chợ có hoạt động kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm...
“Tuy nhiên, vì lợi nhuận, một số người đã sử dụng sản phẩm kém phẩm chất bán cho người tiêu dùng, trong khi công tác quản lý giết mổ, quản lý vận chuyển, kinh doanh buôn bán động vật và sản phẩm động vật còn nhiều yếu kém, phần lớn động vật đưa vào giết mổ chưa kiểm soát được tận gốc” – ông Mỹ nói.
Với 12.000ha đất trồng rau, hiện Hà Nội mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu rau xanh cho người dân Thủ đô, còn lại phải đưa từ các địa phương khác về và nhập từ Trung Quốc (khoảng 200 tấn/ngày).
Thành phố cũng mới có gần 5.000ha trồng rau an toàn (RAT), tuy nhiên việc sản xuất RAT chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên công tác quản lý, giám sát gặp khó khăn. Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết, tại 6 chợ đầu mối trên địa bàn mỗi ngày có khoảng 400 tấn rau củ được đưa từ các tỉnh khác về tiêu thụ, song số rau này chưa được dán tem nhận diện, chưa có thông tin truy xuất nguồn gốc, do đó chưa thể kiểm soát an toàn thực phẩm.
Ông Trần Xuân Việt – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết thêm, khảo sát gần đây cho thấy có trên 11,7% cơ sở giết mổ vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; mới có vài cơ sở có xe chuyên dùng để chuyên chở sản phẩm, còn lại vẫn chở thịt lợn bằng cách vắt ngang trên xe máy, không hề che đậy...
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát, qua khảo sát, hầu hết các loại thực phẩm cung ứng cho thị trường Thủ đô hiện nay đã đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, song vẫn có khoảng 6 - 8% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; đáng chú ý là có tới 30 – 40% mẫu thịt không đảm bảo an toàn về vi sinh vật, vì thế người tiêu dùng vẫn rất e ngại, lo lắng...
“Thực tế cho thấy nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm chủ yếu xảy ra từ nơi sản xuất, do đó chúng ta cần có chương trình phối hợp để xây dựng vận hành chuỗi cung ứng thịt sạch, rau sạch rõ ràng, minh bạch; sản phẩm đưa ra chợ phải có xác nhận để người dân yên tâm” – Bộ trưởng Phát nhấn mạnh.
Ông Trần Xuân Việt cho biết, để đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm, thành phố đã hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp 50% phí giết mổ năm đầu tiên, 40% cho năm thứ hai, 30% năm thứ 3 và hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ, hệ thống xử lý môi trường.
“Việc cung cấp rau, thịt sạch là yêu cầu cấp thiết, chính đáng của nhân dân, vì thế Hà Nội đang xây dựng và thực hiện các đề án cung ứng rau sạch, thịt sạch giai đoạn 2015 – 2020, nhằm phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 80% sản lượng rau thịt được kiểm soát theo chuỗi” – ông Việt nói.
nguồn: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã