Học tập đạo đức HCM

'Ngân hàng' Hợp tác xã, kết nối lo đầu vào, đầu ra cho các thành viên

Thứ tư - 12/10/2016 21:00
Sau 6 năm đi vào hoạt động, cho tới nay, mô hình của HTX chăn nuôi gia súc - gia cầm Quý Hiền (Bảo Thắng - Lào Cai) vẫn cho thấy một cái nhìn đúng đắn về sự năng động, sáng tạo, mạnh dạn đầu tư đúng hướng....

Tuy số thành viên giảm đi, nhưng về chất, ngày càng có nhiều gia đình làm ăn khấm khá, đi lên từ chính đôi tay của mình.

 

Rẻ nhất, tốt nhất

Mở đầu câu chuyện, ông Lê Mạnh Quý, GĐ HTX Quý Hiền bảo với PV: Tôi phải bắt đầu từ đâu để anh hiểu tường tận được nhỉ?

Thành lập năm 2010, HTX Quý Hiền có số vốn điều lệ 4,76 tỷ đồng, hiện nay là hơn 10 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của mỗi thành viên gia nhập là 150 triệu đồng (tiền mặt bắt buộc là 15 triệu, còn lại có thể là giá trị vật chất khác). Do số vốn ban đầu còn mỏng, ông Quý đại diện cho HTX đến những hộ đang chăn nuôi, có điều kiện kinh tế hơn, động viên góp vốn. Dần dà, không chỉ người dân, ngay cả các doanh nghiệp cũng hùn vốn xây dựng HTX.

Với số vốn trong tay, HTX bắt đầu kêu gọi các hộ chăn nuôi mở rộng, hiện đại hóa hệ thống chuồng trại. Đặc biệt, hộ nào chưa có vốn, HTX sẽ đứng ra xây dựng toàn bộ cơ sở vật chất trên mặt bằng của nhà đó rồi bàn giao lại. Số tiền xây dựng, các gia đình có thể trả dần trong 3 - 5, thậm chí 7 năm, tùy thuộc vào khả năng chăn nuôi. Ông Quý gật gù, rất mừng là chỉ sau 2-3 năm, hầu hết các hộ thành viên đều trả hết nợ, vươn lên làm giàu. Và cũng rất may, đến nay “ngân hàng” HTX vẫn phát triển đi lên.

Để HTX hoạt động hiệu quả, chặt chẽ, các doanh nghiệp cung ứng thức ăn, thuốc thú y và người dân đều phải ký cam kết hợp tác. HTX sẽ là người đứng giữa, nhận vật tư từ các doanh nghiệp, cấp phát lại cho người dân. Ngược lại, HTX cũng phải ký cam kết, làm bạn hàng “chung thân” với các doanh nghiệp.

Điều khác biệt, người dân không trả tiền ngay mà chỉ phải thanh toán khi bán hết lứa gà (lợn). “Để người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, chúng tôi phải tính toán ngay từ khi đầu vào, sao cho mọi thứ phải rẻ nhất nhưng cũng phải tốt nhất. Hiện có nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng sản phẩm cho HTX. Chúng tôi thấy đơn vị nào rẻ, tốt thì nhập, phải để họ tự cạnh tranh, tránh sự độc quyền về giá. Theo tính toán của tôi, khi liên kết với các doanh nghiệp, giá thành đầu vào có khi thấp hơn 15 - 20% so với thị trường”, ông Quý chia sẻ.

Cũng theo ông Quý, thực chất HTX Quý Hiền được thành lập dựa trên cơ sở mô hình chăn nuôi của gia đình. Từ năm 2003, gia đình ông đã là một trong những hộ chăn nuôi tiên phong của huyện Bảo Thắng. Và cho tới nay, ông Quý vẫn là hộ chăn nuôi hiệu quả, thu nhập “khủng” nhất trong HTX.

Anh Vàng Văn Giằng, một thương lái chuyên mua gà tại HTX chăn nuôi Quý Hiền cho biết, mua gà tại đây khi nào cũng có và đặc biệt không bao giờ sợ dịch bệnh. Gà luôn được tiêm phòng bệnh đầy đủ. Khi vận chuyển nhiều mà đi xa, gà sẽ không chết vì sức khỏe tốt hơn.

Hiện tại gia đình ông Quý nuôi khoảng 460 lợn nái, 3.000 lợn thịt cùng hơn 1 vạn con gà. Trung bình, mỗi năm, trang trại này xuất ra thị trường khoảng trên 100 tấn gà thương phẩm. Lứa lợn thịt đầu tiên, dự kiến (tháng 4/2017) sẽ xuất khoảng hơn 600 tấn. Mô hình chăn nuôi của gia đình giải quyết việc làm thường xuyên cho 30 nhân công, mức lương trung bình 7 - 8 triệu/tháng. Vị trí được ông Quý trả lương cao nhất là kỹ sư chăn nuôi, 17 triệu đồng/tháng.

 

Một mình khó đứng vững

Đó là khẳng định của anh Nguyễn Tài Tú, chủ trang trại chăn nuôi xã Tiến Cường (cùng huyện Bảo Thắng), thành viên HTX Quý Hiền. Gia đình anh chăn nuôi gà theo quy trình công nghệ hiện đại với tổng vốn đầu tư vài tỷ đồng. Riêng với quy mô 8 trại lợn, mỗi năm xuất chuồng hơn 200 tấn lợn thịt, doanh thu 10 tỷ đồng đã giải quyết việc làm cho hàng chục lao động. 

“Chúng tôi được góp cổ phần HTX, sau đó được cung ứng về giống, thức ăn, và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Hiện tại, HTX cung cấp đầy đủ cho chúng tôi về con giống đúng tiêu chuẩn, tốt. Thức ăn chúng tôi lấy trực tiếp từ công ty, không phải qua thương lái mà đến tận tay. Đầu ra thì được HTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Mấy năm nay thị trường chăn nuôi chao đảo như thế này, nếu không có HTX chắc chắn chúng tôi không thể đứng vững”, anh Tú cho biết.

Từ năm 2007, anh Nguyễn Đức Hồng, thôn An Tiến, xã Sơn Hải (cùng huyện Bảo Thắng) đã mày mò chăn nuôi gà trắng, quy mô nhỏ 500 - 700 con/lứa. HTX được thành lập, anh quyết tâm mở rộng SX, ngặt nỗi không có vốn. Biết được điều đó, HTX đã động viên, đứng ra xây dựng toàn bộ hệ thống chuồng trại hết 350 triệu đồng. Năm đầu tiên tham gia HTX, anh Hồng nhập về 6.000 con giống. Nhờ sự hướng dẫn về kỹ thuật, bao tiêu đầu ra, lứa gà khởi nghiệp của gia đình bán hết veo chỉ trong 10 ngày.

Làm ăn hiệu quả, cóp nhặt dần, gia đình anh đã trả xong số nợ sau 3 năm. Trừ mọi chi phí, mỗi năm vợ chồng anh cũng bỏ ra trên dưới 200 triệu đồng. “Cũng may là chăn nuôi thuận lợi, đầu ra ổn định nên gia đình đã trả hết nợ. Nhưng nếu sau 3 năm không trả được, HTX cũng sẽ gia hạn thêm, đỡ lo hơn đi vay ngân hàng. Giờ chúng tôi cũng rất muốn tiếp tục mở rộng chuồng trại nhưng không còn đất”, anh Hồng chia sẻ.

Bật mí với chúng tôi, ông Quý cho biết, đang cho xây dựng một nhà máy SX thức ăn chăn nuôi từ nông sản bản địa. Dự kiến, công suất khi đi vào hoạt động của nhà máy đạt 5 tấn/giờ. Nếu làm liên tục 2 ca, mỗi ngày, nhà máy này sẽ làm ra khoảng 80 tấn thành phẩm. Theo ông Quý, khi đó, thành viên HTX sẽ được mua rẻ hơn, đồng thời chất lượng đầu ra của sản phẩm chăn nuôi cũng được kiểm soát tốt hơn.

Không chỉ tại huyện Bảo Thắng, thành viên của HTX Quý Hiền còn lan ra cả các huyện Bắc Hà, Mường Khương. Theo ông Quý, HTX không giới hạn số lượng cũng như khoảng cách của các thành viên tham gia. Người dân các huyện có nhu cầu, HTX sẵn sàng trao đổi với các doanh nghiệp, cung ứng đầy đủ và bao tiêu đầu ra cho người người chăn nuôi.

 

KẾ TOẠI
Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập404
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm395
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại737,681
  • Tổng lượt truy cập90,801,074
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây