Học tập đạo đức HCM

Nghịch lý của cao su nguyên liệu Việt

Thứ ba - 18/07/2017 10:40
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), mặc dù Việt Nam là nước đứng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên, nhưng hàng năm các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu cao su nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến.
Chủng loại cao su nguyên liệu được nhập khẩu nhiều nhất là cao su khối TSR10 và TSR20. Đây cũng là 2 chủng loại sản phẩm mà các doanh nghiệp ngành sản xuất vỏ xe hiện có nhu cầu lớn, nhưng sản lượng trong nước sản xuất không đủ đáp ứng. 

Khảo sát của Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam ở một số doanh nghiệp sản xuất vỏ, ruột xe cho thấy, đối với hãng vỏ xe Goodyear, cao su Việt Nam chỉ mới đáp ứng một phần SVR10, trong khi nhu cầu chủ yếu là TSR20 với trên 500.000 tấn/năm; Casumina có nhu cầu TSR10, TSR20 khoảng 500 tấn/tháng, phải nhập từ Malaysia; Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC) cần khoảng 18.000 tấn cao su thiên nhiên /năm, chủ yếu là SVR10 và SVR20, tuy nhiên do nguồn cung nội địa không đủ nên buộc phải nhập khẩu… 

Ngoài thiếu về số lượng, các nhà máy cao su nguyên liệu tại Việt Nam hầu hết chưa đáp ứng được độ đồng đều về chất lượng. Trong khi đó, các lô SVR10, SVR20 của Malaysia có độ dẻo, độ nhớt thuận lợi cho việc cán luyện, ép xuất, tạo hình, lưu hóa, cũng như giảm tỷ lệ phế phẩm nhiều hơn so với nguyên liệu trong nước.         

Vấn đề là trong cơ cấu cao su nguyên liệu của Việt Nam, hiện chủng loại SVR10, SVR20 chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15% - 17%, trong khi nhu cầu sử dụng thực tế lại lên đến 65% - 70%. Các công ty cao su trong nước hiện chỉ tập trung đầu tư sản xuất những chủng loại cao cấp có giá bán cao như SVR3L, ít quan tâm đầu tư dây chuyền sản xuất SVR10, SVR20 do giá bán ra thấp. 

Theo thống kê của VRA, từ năm 2016 đến nay, giá SVR10 thấp hơn SVR3L từ 40 - 220 USD/tấn. Tuy nhiên theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu của thế giới về cao su thiên nhiên là 15 triệu tấn, trong đó chỉ có 150.000 tấn SVR3L. Do đó, nếu các công ty cao su không giảm sản lượng SVR3L và vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, sẽ có nguy cơ thừa trên 300.000 tấn/năm, phải đối mặt với vấn đề tiêu thụ khó khăn, bị ép giá, yêu sách chất lượng từ đối tác…; trong khi hàng năm chúng ta vẫn phải chi hàng trăm triệu USD cho nhập khẩu cao su nguyên liệu (số liệu từ ngành hải quan: 6 tháng qua, Việt Nam đã chi 498,1 triệu USD để nhập khẩu cao su nguyên liệu).

LẠC PHONG
http://www.sggp.org.vn

 Tags: cao su

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập291
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại828,848
  • Tổng lượt truy cập90,892,241
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây