Cuối tháng 6/2017, Nhật Bản đã đồng ý nhập khẩu thịt gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm chế biến của Công ty TNHH Koyu & Unitek có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Đây được coi là lô sản phẩm chế biến từ ức gà đầu tiên sẽ xuất khẩu sang thị trường này với số lượng lớn. Tính tới thời điểm hiện tại, mặt hàng này đã được thị trường khó tính Nhật đánh giá với kết quả khả quan và đơn hàng dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng vượt qua con số 300 tấn/tháng.
Công ty TNHH Koyu & Unitek (Khu công nghiệp Loteco, TP.Biên Hòa) xuất khẩu thịt gà sang Nhật với số lượng khoảng 200 tấn/tháng.
Phía Công ty TNHH Koyu & Unitek vẫn đang tiếp tục triển khai mở rộng hợp tác với các trang trại trên địa bàn tỉnh đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng gà trắng. Tuy nhiên, theo ông Trần Khánh Huy, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Koyu & Unitek cho biết: “Sản lượng gà xuất khẩu của công ty mới chỉ đáp ứng được hơn 60% so với hợp đồng. Do đó, Công ty phải đang tiếp tục tìm các trang trại đủ điều kiện để hợp tác cung ứng gà thịt để chế biến. Để đáp ứng được sản lượng 300 tấn gà chế biến/tháng theo đúng hợp đồng, công ty cần thêm hơn 125 ngàn con gà thịt/tháng”.
Đây được coi là tín hiệu đáng mừng đối với ngành chăn nuôi Việt Nam khi sản phẩm thịt gà có thể làm hài lòng thị trường Nhật Bản - một trong những thị trường khó tính nhất thế giới với các yêu cầu khắt khe về an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm rất cao. Được biết, giá thành của gà trắng nuôi ở Việt Nam hiện nay cũng ngang bằng với nhiều nước có chăn nuôi phát triển và chất lượng tương đối đảm bảo có thể đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Cánh cửa rộng mở từ thị trường này đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và cả nhiều trang trại chăn nuôi gà thương phẩm. Từ năm 2017, Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị các thủ tục để xuất khẩu gà sang thị trường này.
Theo ông Montri Suwanposri, Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P. “Công ty đã cơ bản hoàn thành các thủ tục để xuất khẩu gà vào thị trường Nhật Bản. Hiện chỉ chờ hoàn thành nốt một số quy trình kỹ thuật còn lại, cuối năm 2018 có thể xuất khẩu thịt gà. Sản lượng xuất khẩu năm đầu có thể đạt 2 triệu con/năm” - ông Montri Suwanposri cho hay. Đây thực sự là cơ hội lớn để các trang trại chăn nuôi gà của Đồng Nai có đầu ra ổn định không phải quá lo lắng đến cảnh giá tăng giảm thất thường.
Việt Nam hiện có một số gen gà bản địa được các nước đánh giá cao, hoàn toàn có thể được ưa chuộng. Đồng thời các rào cản về xuất khẩu thịt đã và đang được tháo gỡ. Vì vậy, đây là thời điểm để các nhà sản xuất đẩy mạnh việc sản xuất nâng cao chất lượng và xuất khẩu thịt ra thế giới. Tuy cánh cửa đã mở, thế nhưng để trở thành các trang trại cung ứng nguyên liệu cho các công ty xuất khẩu ngoài đòi hỏi gắt gao về quy trình, kỹ thuật nuôi thì đầu tư ban đầu làm chuồng trại nuôi cũng rất lớn, gấp 2 lần đầu tư các trại nuôi bình thường khác. Vì thế các chủ trang trại ngoài có kinh nghiệm chăn nuôi tốt còn phải có tiềm lực về tài chính. |
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã