Học tập đạo đức HCM

Nhiều loại rau quả tăng trưởng ấn tượng

Thứ năm - 07/06/2018 05:07
XK rau quả đầu năm nay, nhìn chung vẫn tăng trưởng tốt. Trong đó, nhiều mặt hàng rau quả có sự tăng trưởng rất ấn tượng. Đây là những mặt hàng đầy triển vọng để đẩy mạnh XK trong thời gian tới.

Nhiều sản phẩm tăng trưởng mạnh

Theo Bộ Công thương, XK rau quả trong 4 tháng đầu năm nay đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của nhiều loại rau quả. Có những mặt hàng tăng trưởng tới 4 con số như nghệ (đạt 9,675 triệu USD, tăng 1.752,4% so với cùng kỳ 2017), mộc nhĩ (đạt 7,627 triệu USD, tăng 1.397%) và hạnh nhân (đạt 7,221 triệu USD, tăng 1.151,1%). Một số mặt hàng đạt mức tăng trưởng 3 con số như xoài chế biến (đạt 4,885 triệu USD, tăng 321,5%), nấm hương đạt 10,809 triệu USD, tăng 170,8%), dừa (đạt 38,522 triệu USD, tăng 127,9%) và xoài tươi (đạt 104,479 triệu USD, tăng 103,6%).

17-14-14_nhieu_loi_ru_qu_tng_truong_n_tuong_-_nh_1
XK xoài tăng trưởng mạnh đầu năm nay (Ảnh: Minh Sáng)

Có nhiều mặt hàng đạt mức tăng trưởng 2 con số, trong đó, có những mức tăng trưởng thuộc loại rất cao như măng cụt đạt 30,063 triệu USD, tăng 93,1%; sầu riêng đạt 92,422 triệu USD, tăng 89,5%; chuối đạt 31,743 triệu USD, tăng 69,9%; cà rốt đạt 7,539 triệu USD, tăng 57%…

Trái cây vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị XK rau quả Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm, giá trị XK trái cây đạt 1,021 tỷ USD, tăng 29,2% so cùng kỳ 2017 và chiếm tới 77,4% tổng giá trị rau quả XK.

Đáng chú ý nhất trong XK trái cây đầu năm nay là sự vươn lên mạnh mẽ của các loại trái trây chủ lực khác ngoài thanh long như xoài, sầu riêng, dừa, chanh, chuối, măng cụt… Thanh long vẫn là mặt hàng số 1 khi đạt giá trị XK 427,555 triệu USD, nhưng chỉ tăng trưởng 9,1%. Nhãn vẫn xép sau thanh long khi đạt 121,483 triệu USD, và cũng chỉ tăng 10,2%.

Trong khi đó, xoài tăng trưởng tới 103,6% để đạt 104,479 triệu USD; sầu riêng tăng 89,5% và đạt 92,422 triệu USD. Giá trị XK của dừa (38,522 triệu USD), chanh (38,154 triệu USD), chuối (31,743 triệu USD) và măng cụt (30,063 triệu USD), tuy còn khiêm tốn so với xoài, sầu riêng, nhưng mức tăng trưởng của từng loại trái cây này cũng rất ấn tượng khi lần lượt đạt 127,9%, 31,6%, 69,9% và 93,1%.

Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị XK của nhiều loại trái cây chủ lực, mà tỷ trọng của thanh long trong XK rau quả Việt Nam đã giảm từ 38,4% trong 4 tháng đầu năm 2017 xuống còn 32,4% trong 4 tháng đầu năm nay. Nhãn cũng giảm về tỷ trọng từ 10,8% xuống còn 9,2%. Ngược lại, xoài tăng tỷ trọng từ 5% lên 7,9%; sầu riêng từ 4,8% lên 7%; dừa từ 1,7% lên 2,9%; chuối từ 1,8% lên 2,4%; măng cụt từ 1,5% lên 2,3%… So với thanh long, tỷ trọng của từng loại trái cây chủ lực khác vẫn còn khiêm tốn. Nhưng việc các loại trái cây này tăng trưởng mạnh để chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong XK rau quả Việt Nam sẽ giúp cho ngành hàng này càng ngày càng bớt dần sự phụ thuộc vào giá trị XK thanh long. Và quan trọng hơn là nhiều loại trái cây quan trọng khác của Việt Nam đang ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thị trường thế giới.  

Tiềm năng lớn từ sầu riêng, xoài

Như đã nói ở trên, ấn tượng nhất trong XK rau quả nói chung, trái cây nói riêng, trong 4 tháng đầu năm nay, là 2 loại trái cây chủ lực: xoài và sầu riêng. Điều đáng nói là sự tăng trưởng mạnh của 2 loại trái cây này không mang tính nhất thời, bởi đây là 2 loại trái cây đang có nhu cầu lớn trên thị trường. Do đó, 2 loại trái cây này còn đầy tiềm năng gia tăng mạnh về XK trong thời gian tới.

17-14-14_nhieu_loi_ru_qu_tng_truong_n_tuong_-_nh_2
Sầu riêng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (Ảnh: Minh Sáng)

Về trái sầu riêng, nhu cầu tiêu thụ đang tăng lên trên thị trường thế giới, nhất là tại Trung Quốc. Theo Bộ Công thương, NK sầu riêng tươi của Trung Quốc tăng trung bình 26%/năm trong thập kỷ qua và đạt 1,1 tỷ USD vào năm 2016 (năm 2016, Trung Quốc NK gần 600.000 tấn). Với khối lượng và giá trị NK như trên, Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Giá sầu riêng ở Trung Quốc khá cao, tới khoảng 300.000 đ/múi, nhưng vẫn không ngăn được “cơn sốt” tiêu thụ sầu riêng ở nước này.

Trước đây, Trung Quốc NK sầu riêng chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia… Những năm gần đây, họ đã NK thêm nhiều từ Việt Nam. Nhu cầu NK sầu riêng tăng mạnh từ Trung Quốc là nguyên nhân quan trọng khiến cho giá sầu riêng ở Việt Nam luôn ở mức cao từ đầu năm tới nay. Có thời điểm vào khoảng sau Tết Nguyên đán, giá sầu riêng tại vườn lên tới 80.000 đ/kg. Hiện nay, do vào vụ ở nhiều nơi nên giá sầu riêng tại vườn đã giảm xuống còn khoảng 40.000 đ/kg. Đây vẫn là mức giá tốt, đem lại lợi nhuận cao cho người trồng sầu riêng.

Sầu riêng NK về Trung Quốc không chỉ phục vụ cho nhu cầu ăn tươi mà còn làm nguyên liệu chế biến nhiều loại thực phẩm khác như bánh ngọt sầu riêng, bánh quy sầu riêng, bánh pía sầu riêng… Nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc, các công ty sản xuất thực phẩm nước này đang đua nhau tung ra ngày càng nhiều loại thực phẩm chế biến có sử dụng sầu riêng như cà phê sầu riêng, sữa chua vị sầu riêng, pizza sầu riêng…

Ông Nguyễn Đình Tùng, TGĐ Cty VINA T&T, cho biết, ngoài Trung Quốc, sầu riêng Việt Nam cũng đã được XK sang một số thị trường khác, trong đó có Mỹ. Nếu như sầu riêng đi Trung Quốc là dạng trái cây tươi, thì đi Mỹ là dạng sầu riêng cấp đông. Thị trường Mỹ tuy không lớn nhưng có nhu cầu mua sầu riêng quanh năm, nhưng họ chỉ mua khi sầu riêng ở mức giá hợp lý.

Với trái xoài, nhu cầu NK trên thế giới cũng đang rất lớn. Xoài Việt Nam hiện vẫn chủ yếu đi Trung Quốc và một số thị trường khác như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Các DN XK trái cây Việt Nam đang đầy hy vọng, sẵn sàng thâm nhập vào thị trường Mỹ một khi một số thủ tục còn lại được hoàn thiện giữa 2 bên để trái xoài Việt Nam chính thức được vào Mỹ. Đây là một trong những thị trường tiêu thụ trái xoài quan trọng nhất trên thế giới, và theo đánh giá của một số nhà nhập khẩu, trái xoài Việt Nam có vị ngon hơn so với xoài Mexico (một trong những nước cung cấp xoài lớn nhất cho thị trường Mỹ hiện nay).

Theo Bộ Công thương, Việt Nam hiện có 8 loại trái cây tươi được phép XK vào Trung Quốc gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm. Trong đó, 4 loại chiếm thị phần gần như tuyệt đối từ 85-98%. Một số loại trái cây khác có sản lượng lớn nhưng lại chưa được phép XK sang Trung Quốc như măng cụt, bưởi da xanh, chanh leo…

Tác giả bài viết: THANH SƠN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm393
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại817,866
  • Tổng lượt truy cập90,881,259
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây