Học tập đạo đức HCM

Nhộn nhạo thị trường cây giống mắc ca

Chủ nhật - 07/06/2015 04:50
Do nhu cầu quá tải của người dân nên thị trường cây giống mắc ca ở Tây Nguyên đang hết sức lộn xộn và rất khó kiểm soát.

Thời gian gần đây, ở các tỉnh Tây Nguyên đang rộ lên phong trào trồng cây mắc ca tự phát. Do nhu cầu quá tải của người dân cần trồng thử nghiệm và mở rộng diện tích loại cây mới du nhập này nên hiện tại, thị trường cây giống mắc ca ở Tây Nguyên đang hết sức lộn xộn và rất khó kiểm soát.

Tây Nguyên đang chớm mùa mưa, thị trường cây giống khắp nơi cũng đang trong thời kỳ cung ứng cao điểm. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, dọc theo con đường hai chiều từ ngã 3 Hòa Bình, điểm giao nhau của 2 tuyến Quốc lộ 26 và 27 đi Nha Trang và Đà Lạt đến sân bay, có ít nhất vài chục đại lý bán cây giống treo biển khá lộn xộn. Tên đại lý thì khác nhau, nhưng có một điều rất giống nhau là đại lý nào cũng đề chữ to tướng: “Cây giống Ea Kmat”.

Với vô thiên lủng nguồn cung, các đại lý ở đây bán hàng chục loại giống cây công nghiệp và giống cây lấy gỗ khắp nơi trong cả nước. Từ tiêu giống Vĩnh Linh, Phú Quốc, cà phê Robusta, đến sầu riêng cơm vàng hạt lép Thái Lan… hay cây dó bầu, cây sưa đỏ đều có. Riêng giống cây mắc ca, các chủ đại lý giới thiệu tới gần chục loại, nhưng muốn mua bắt buộc phải đặt cọc và có hợp đồng.

Bán giống cây mắc ca ở Ea Kmat

Theo một cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh Đắc Lắc, sở dĩ ai cũng trưng biển cây giống Ea Kmat là vì họ muốn lợi dụng uy tín của Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (thường gọi là Viện Ea Kmat) để bán giống cây trồng. Viện Ea Kmat là nơi mà từ nhiều năm nay đã gắn bó với người nông dân Tây Nguyên, với việc tạo ra hàng chục loại giống cao su, cà phê, tiêu, điều... và nhiều loại cây ăn trái có năng suất và chất lượng tốt.

Theo tiến sĩ Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên, sau gần 13 năm nghiên cứu trồng thử nghiệm trồng mắc ca tại Buôn Ma Thuột, với tập đoàn giống nhập nội từ Trung Quốc, Thái Lan và Australia, Viện đã thu thập được hơn 20 loại giống cho quả và bước đầu đã chọn được một số giống có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên, đó là giống OC, H2 và A38. Trong đó, 2 loại giống H2 và OC, sau 9 năm trồng thử, năng suất trung bình mỗi cây đạt xấp xỉ 8 kg/năm, tương đương so với năng suất trung bình của cây mắc ca trồng tại Ôxtrâylia và cao hơn so với Trung Quốc.

Trọng lượng hạt và tỷ lệ nhân của các giống đạt được khá tốt so với vùng nguyên sản cũng như các khu vực trồng mắc ca trên thế giới. Điều này, bước đầu cho thấy cây mắc ca có tiềm năng phát triển ở một số vùng sinh thái trên địa bàn Tây Nguyên, ông Vinh cho hay.

Thế nhưng, theo vị tiến sĩ này, hiện cây mắc ca được bán trong vùng có rất nhiều loại giống. Người dân thì cứ nghe lời lãi là chạy theo phong trào, trong khi chưa có một cơ quan, đơn vị chính thức nào được giao là đầu mối cung cấp hoặc quản lý giống hiệu quả.

Tháng 7 năm ngoái, anh Nguyễn Văn Khiếu, chủ vườn ươm Khiếu Tốt ở thị trấn Đắc Hà, tỉnh Kon Tum đến Đắc Lắc mua 10 kg hạt mắc ca, về gieo ươm. Từ 1.320 hạt, anh Khiếu ươm được gần 1.000 cây giống để bán, nhưng anh cũng không biết được giống mắc ca này là loại giống nào.

Vườn ươm mắc ca ở Khiếu Tốt, Kon Tum

Tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách đây hơn một năm, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Đức Anh Gia Lai (đơn vị sản xuất giống mắc ca ở cả Đắc Lắc và Lâm Đồng) đã đến xã Gào lập vườn ươm cây mắc ca giống. Quy mô vườn ươm này lên đến 300.000 cây.

Ông Lê Đức Tiến, Giám đốc Công ty Đức Anh cho biết, nhu cầu hạt để ươm cây giống hiện nay rất lớn, và công ty sẵn sàng thu mua toàn bộ số hạt mắc ca của nông dân trên địa bàn.

Khi được hỏi, dựa trên cơ sở nào để phát triển vùng nguyên liệu cây mắc ca ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, ông Tiến cho biết, có một Hiệp hội mắc ca của Australia cam kết bao tiêu sản phẩm và sẽ đầu tư cho công ty một nhà máy chế biến mắc ca để làm bánh kẹo, ép dầu, mỹ phẩm và dược liệu.

Chưa rõ thực hư câu chuyện của Công ty Đức Anh có đúng như lời nói của ông giám đốc hay không? Nhưng giữa tháng 5 vừa rồi, Công ty này đã bị cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai xử phạt 15 triệu đồng và đình chỉ kinh doanh giống mắc ca chiết ghép vì không có giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống. 3 vườn ươm giống mắc ca tư nhân khác là: Vườn giống ông Trần Quốc Tính, ở thành phố Pleiku; vườn ươm Ngô Gia Trang, ở huyện Chư păh và vườn ươm cây giống Thiều Xuân Ánh ỏ huyện Đắc Đoa cũng bị Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai chấn chỉnh, nhắc nhở và đề nghị cam kết bằng văn bản không được kinh doanh cây mắc ca thực sinh, giống mắc ca ngoài danh mục và không có nguồn gốc.

Theo ông Trịnh Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai thì chưa thấy giống mắc ca từ Australia về Việt Nam như một vài đơn vị trên địa bàn quảng bá mà hiện chỉ có hai nơi cung cấp giống đáng tin cậy.

Tại Tuy Đức tỉnh Đắc Nông, mấy năm nay phong trào trồng cây mắc ca được cỗ vũ, phát triển rầm rộ nên diện tích loại cây này đang tăng lên nhanh chóng. Nắm bắt được nhu cầu trồng mắc ca của người dân ở đây, Công ty Cổ phần mắc ca Nữ Hoàng, ở quận 10, TP HCM đã lên huyện biên giới này xây dựng vườn ươm ở xã Quảng Tân, với số lượng tới 20.000 cây giống. Chưa biết chất lượng giống mắc ca ở đây tốt xấu ra sao, nhưng rất nhiều người dân ở Đắc Nông cứ theo nhau mà vay vốn để mua mắc ca giống về trồng chứ không hề tìm hiểu xuất xứ giống cây.

Ông Lê Văn Nam, ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông thừa nhận: “Nghe nói nhiều người trồng mắc ca thu được nhiều lợi nhuận và hiệu quả kinh tế rất cao so với cà phê, tiêu nên gia đình tôi đã mua giống về trồng. Giống cây thì đại lý bán thấy rất nhiều người mua nên cũng mua theo chứ cũng không biết giống này xuất xứ ở đâu và năng suất hiệu quả ra sao nữa. Giá hiện là nay 70.000 – 80.000/cây.”

Tiến sĩ Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên cho rằng, nếu người dân không được tư vấn đầy đủ, chắc chắn việc ào ạt trồng cây mắc ca sẽ để lại hậu quả khôn lường. Dù rằng, hạt giống có xuất xứ tốt đi chăng nữa, nhưng nếu ươm thực sinh như nhiều trường hợp ở vườn ươm tư nhân, đơn vị chỉ chạy theo lợi nhuận mà không thực hiện việc ghép chồi đầu dòng thì kết quả cũng là giống kém chất lượng và không được phép bán ra thị trường./.

 
(Nguồn tin:VOV)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm161
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại715,662
  • Tổng lượt truy cập90,779,055
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây