Cụ thể, tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm xuất khẩu tại cảng TP Hồ Chí Minh giao dịch ở 355 – 360 USD/tấn trong tuần này, tăng từ mức 350 – 352 USD/tấn của tuần trước.
“Gạo Thái Lan liên tiếp tăng giá nên các nước nhập khẩu gạo quay sang mua gạo Việt Nam với giá thấp hơn,” một thương lái ở TP Hồ Chí Minh cho biết.
Gạo xuất khẩu Việt Nam đang tăng từ 5-8 USD/tấn. Ảnh minh hoạ
Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt 1,84 triệu tấn, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm xuất tại cảng Bangkok tăng nhẹ từ 380 – 390 USD/tấn tuần trước lên 387 – 392 USD/tấn tuần này. Tuần trước, giá gạo Thái Lan từng tăng mạnh 15 – 20 USD/tấn do các doanh nghiệp xuất khẩu hối hả mua gạo để đáp ứng các đơn hàng đã đặt trước đó.
“Hiện tại, một số doanh nghiệp vẫn đang chất hàng để vận chuyển tại các cảng,” một thương lái ở Bangkok cho biết.
Theo dự báo của giới thương lái, giá gạo Thái Lan vẫn sẽ ở mức cao trong khoảng 1 – 3 tuần tới. Khối lượng giao dịch cũng dự báo giảm do các nước tiêu thụ gạo Thái Lan ở Trung Đông chuẩn bị bước vào tháng thánh Ramadan của Hồi giáo bắt đầu vào ngày 26/5 đến 24/6. Trong tháng này, giáo dân trên toàn thế giới sẽ ăn kiêng.
Hôm qua (12/5), Bộ Thương mại Thái Lan cho biết sẽ tổ chức phiên đấu giá gạo thứ hai của năm 2017 vào ngày 24/5 để đấu giá 1,82 triệu tấn gạo.
Ngược lại tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm ổn định ở 394 – 399 USD/tấn trong tuần này do nhu cầu của nước ngoài vẫn yếu. Tuy nhiên, giá thóc nội địa vẫn tiếp tục tăng, khiến giá gạo tăng 6 tuần liên tiếp tính đến tuần trước.
“Các nước nhập khẩu gạo không muốn chi hơn 390 USD/tấn để mua gạo trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Ấn Độ lại không thể hạ giá bán vì giá thóc nội địa vẫn tăng. Các nước nhập khẩu đang chuyển hướng sang các nước sản xuất khác như Việt Nam,” đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu tại bang Andhra Pradesh cho biết.
Giá thóc nội địa tại Ấn Độ liên tiếp tăng do nguồn cung hạn hẹp và các cơ quan chính phủ tăng cường mua vào, giới thương lái cho biết. Trước đó, chính phủ Ấn Độ từng kêu gọi các cơ quan nhà nước tăng cường mua gạo từ nông dân với mức giá cố định để thúc đẩy giá gạo phục hồi cũng như hỗ trợ ngành lúa gạo nội địa.
Hơn nữa, việc rupee liên tục tăng giá cũng gây khó cho các doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá gạo, theo nhận định của một doanh nghiệp xuất khẩu khác ở quận Kakinada. Kể từ đầu năm 2017 đến nay, rupee đã tăng hơn 5% và giao dịch ở gần đỉnh 21 tháng.
Cũng trong tuần này, Bangladesh cho biết sẽ nhập khẩu 600.000 tấn gạo, một phần trong số đó sẽ được nhập từ 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, gồm Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, thông qua các hợp đồng liên chính phủ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã