Học tập đạo đức HCM

Nông dân "khóc ròng" vì trái Dư… dư đầy vườn

Thứ năm - 28/01/2016 02:22
Nhiều nông dân ở Hậu Giang đã tận dụng những khoảng đất trống ngoài vườn trồng trái Dư phục vụ cho thị trường trái cây chưng Tết. Nhưng người dân không chủ động được đầu ra nên hiện nay có hàng trăm ngàn trái Dư đã chín vàng mà vẫn chưa có thương lái thu mua.

Nhiều năm trở lại đây, mâm ngũ quả của người dân Nam bộ ngoài những loại trái như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung… nhiều người còn “biến tướng” thêm vào trái Dư vào mâm ngũ quả, với mong muốn có được một năm làm ăn thành công, có “của ăn, của để”. Nắm được thị hiếu đó, nhiều nông dân ở tỉnh Hậu Giang đã đầu tư trồng trái Dư để cung ứng cho thị trường Tết.

Vào Tết nguyên đán Ất mùi 2015, giá bán của mỗi trái Dư giao động từ 3.000 – 5.000 đồng/trái. Trung bình một cây Dư có hơn 100 trái, như vậy mỗi cây Dư sau khi thu hoạch người trồng thu lãi vài trăm ngàn. Thấy có lợi nhuận cao nên nhiều nông dân đã giữ lại hạt giống vào năm sau tiếp tục gieo trồng. Đến đầu tháng 6 âm lịch năm nay, nhiều nông dân đồng loạt xuống giống cây Dư, với mong muốn sẽ có được nguồn thu nhập cao vào vụ mùa Dư Tết.

'Vườn Dư của anh Sư đã chín vàng nhưng vẫn chưa có thương lái đến mua'

Vườn Dư của anh Sư đã chín vàng nhưng vẫn chưa có thương lái đến mua

Anh Huỳnh Mãnh Sư (27 tuổi), ấp Phú Trí B, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành cho biết: “Năm trước thấy trái Dư có giá, nên năm nay tận dụng 3000mđất trống của vườn cam sành bị hư để trồng 1.000 cây Dư, bán dịp Tết. Nhưng hiện tại, có quá nhiều hộ trồng nên đầu ra sản phẩm đang gặp khó khăn”.

Hiện tại, vườn Dư nhà anh Sư đã chín vàng rực, mỗi cây hơn 100 trái, ước tính cả vườn có khoảng 100.000 trái đang chờ thu hoạch. Nhưng theo anh Sư cho biết, hiện tại chỉ mới bán được khoảng 2.000 trái với mức giá 1.500 đồng/trái (đối với trái có đủ từ 4 - 5 nu lồi ở gần cuống và da phải sáng bóng). Theo đó, vườn Dư của anh Sư chỉ đạt khoảng 20% loại trái có đủ số nu yêu cầu, tức khoảng 20.000 trái. Được biết, số trái không đạt yêu cầu sẽ được bán theo dạng cân ký với mức giá 5.000 đồng/kg (khoảng 20 trái).

Nông dân khóc ròng vì trái Dư... dư đầy vườn.

Thê thảm hơn là trường hợp của bà Nguyễn Thị Út, ấp Phú Trí B, xã Phú Hữu khi mà vườn Dư 400 cây của gia đình bà Út đã chín vàng hơn 1 tuần nhưng đến nay vẫn chưa có thương lái nào đến hỏi mua. Bà Út cho biết: “Năm ngoái có mấy cây mà bán cả triệu bạc, thấy vậy tôi giữ lại trái lấy hạt làm giống để trồng. Ai ngờ, năm nay nhà nào cũng trồng, nhiều đến mức thương lái không thể thu mua hết”.

Anh Thảo, một thương lái thu mua trái Dư tại tỉnh Hậu Giang cho biết: “Năm nay, do bà con mình trồng nhiều quá, nên dẫn đến “cung vượt cầu”, mấy ngày nay tôi có chào hàng tại các chợ đầu mối TP. HCM, nhưng chỉ được một số ít tiểu thương đặt hàng. Ngoài ra, yêu cầu về chất lượng của họ khá cao nhưng giá thì khá rẻ”.

'Năm trước đây, một trái Dư được bán từ 3.000 - 5.000 đồng/trái thì nay chỉ còn 1.500 đồng/trái nhưng chỉ lác đác vài thương lái đến thu mua'

Năm trước đây, một trái Dư được bán từ 3.000 - 5.000 đồng/trái thì nay chỉ còn 1.500 đồng/trái nhưng chỉ lác đác vài thương lái đến thu mua

Theo anh Sư, bà Út và nhiều hộ trồng Dư tại Hậu Giang cho biết, do không tốn tiền giống, đất trồng Dư là đất nhà, không phải thuê mướn và cây Dư cũng không xài phân thuốc… Do vậy, khi gặp cảnh “thừa hàng dội chợ” như năm nay, bà con không bị thua lỗ nhiều mà chỉ bị thất thu đáng kể, có hộ mất nguồn thu từ chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Cụ thể như hộ anh Sư, nếu với 100.000 trái Dư của anh được bán với giá bình quân 3.000 đồng/trái thì anh bỏ túi khoảng 300 triệu đồng. Nhưng hiện tại anh Sư chỉ bán được 2.000 trái với giá 1.500 đồng/trái.

Trồng các loại trái cây ăn theo dịp Tết là một trong những vụ mùa quan trọng trong năm của bà con nông dân, nhằm có nguồn thu nhập để sắm sửa, trang hoàng nhà cửa mỗi khi Tết đến. Nhưng nếu chỉ trồng theo cách tự phát, không ký kết được đầu ra, nhiều khả năng dẫn đến thua lỗ... Lúc đó, vụ hoa, trái Tết… đã đẩy gia đình vào cảnh hết tiền tiêu Tết.

Theo dantri.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập384
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm372
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại831,132
  • Tổng lượt truy cập90,894,525
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây