Bò cũng ngán ăn dưa
Trưa 12.4, dẫn chúng tôi ra ruộng dưa hơn 4 sào của gia đình mà quả đã quá thời gian thu hoạch 3 ngày, nhưng chưa bán được, nhiều quả thối ruột, anh Võ Phiên (42 tuổi, ở thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) lắc đầu: “Thương lái thì gọi hoài nhưng không ai đến. Thôi đành bỏ thối vậy. Mấy ngày trước thì còn hái về cho gia súc ăn. Thế nhưng ăn liên tục và quá nhiều nên giờ 4 con bò của tui thấy dưa cũng ngó lơ”.
Ông Võ Tấn Hồng- Chủ tịch UBND xã Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh, cho biết: “Trong số 50ha dưa hấu ở địa phương, có nửa diện tích quá thời gian thu hoạch nhưng vẫn chưa có người mua. Một số ít dù may mắn bán được thì giá là 1.200 đồng/kg. Tính năng suất bình quân của vụ dưa năm nay là 2 tấn/sào thì tổng lượng dưa đang ứ đọng của Tịnh Hiệp là cả 1.000 tấn”. Ông Hồng cho biết: “Đây là loại cây trồng không nằm trong cơ cấu, chính quyền nhiều lần khuyến cáo không nên mở rộng diện tích trồng dưa. Vì vậy khi xảy ra tình trạng bán dưa không được như hiện nay, chính quyền cũng không có giải pháp hỗ trợ nào”.
Trao đổi với NTNN, ông Dương Văn Tô – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, theo số liệu ước tính ước diện tích dưa toàn tỉnh năm nay đạt khoảng 1.500ha, với sản lượng trung bình khoảng 25-40 tấn/ha tuỳ vào việc người dân canh tác dưa quả nhỏ hay quả to, thì tổng sản lượng dưa cần tiêu thụ có thể lên tới từ 36.000 - 60.000 tấn dưa, là một con số quá lớn.
Ông Tô cũng thừa nhận: “Do sản phẩm dưa là hoa quả và tỉnh hiện không có thông tin gì về thị trường nên không thể đưa ra định hướng hay quy hoạch sản xuất mà chủ yếu là do bà con tự trồng. Trước mắt, chúng tôi cũng chỉ đưa ra được giải pháp là kêu gọi đoàn thanh niên và các cơ quan công sở hỗ trợ tiêu thụ dưa cho người dân và hướng dẫn người dân trồng rải vụ, để thu hoạch rải ra, tránh tập trung thu hoạch cùng một lúc, dẫn tới bị ép giá”.
Do dân xé rào quy hoạch?
Quan điểm Ông Trần Xuân Định Chúng tôi đã rà soát lại một số loại cây trồng, dựa trên tính toán về khí hậu, chất đất và đặc biệt là thị trường để đưa ra định hướng, quy hoạch cụ thể. Nếu quy hoạch không gắn được với thị trường thì câu chuyện “được mùa, mất giá” sẽ cứ đến hẹn lại lên. |
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, chúng ta xuất phát điểm từ khi đổi mới là nước thiếu lương thực, nông dân còn nghèo, chỉ tập trung vào làm sao đủ no. Khi hội nhập thị trường mạnh mẽ hơn, rõ ràng câu chuyện phải chuyển sang thị trường, chế biến, bảo quản sau thu hoạch cần phải được tính đến. Kèm theo đó là không chỉ có nông dân mà phải có cả doanh nghiệp, họ mới bắt được tín hiệu tốt nhất, cả tín hiệu thị trường cũng như chế biến và bảo quản.
Do đó, theo ông Tuấn, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ hội nhập mạnh mẽ và tham gia vào nhiều “sân chơi” chung với mức thuế của rất nhiều mặt hàng về 0%, trong đó có rất nhiều mặt hàng nông sản. Khi đó, nếu không thay đổi, có khả năng chúng ta còn thua ngay cả trên sân nhà, chứ đừng nói đến xuất khẩu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã