Học tập đạo đức HCM

Nông sản sạch và nguy cơ mất sân nhà

Thứ năm - 01/11/2018 22:24
Hiện nay, có đến xấp xỉ 90% các loại nông sản sạch được tiêu thụ qua các kênh bán lẻ truyền thống (chợ dân sinh, chợ đầu mối, các cửa hàng nhỏ lẻ...). Điều này cũng có nghĩa rằng, chỉ khoảng trên 10% nông sản được tiêu thụ qua kênh bán lẻ hiện đại như các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Thực tế này không chỉ mang lại những mối lo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn đặt nhà sản xuất trong nước trước nguy cơ mất sân nhà.

Vì đâu lên nỗi?

 

Tỷ lệ nông sản sạch của Việt Nam vẫn gặp nhiều hạn chế khi vào siêu thị (Ảnh TL)

 

Khoảng cách chênh lệch quá lớn của hàng nông sản vào được siêu thị với các chợ truyền thống đang là một thực trạng đáng báo động. Theo thống kê, hiện nay có tới 90% sản phẩm thuộc lĩnh vực hàng nông sản sạch đang được bán ở các kênh truyền thống, chợ cóc, vỉa hè… Trong khi đó, cũng theo thống kê, số lượng hàng sạch (khoảng 10%) đang “vật vã” tìm kiếm đường vào các kênh bán lẻ hiện đại.

Lý giải về thực trạng này, giới chuyên gia trong ngành bán lẻ cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do phương thức canh tác của bà con  nông dân. Vì hình thức kinh doanh manh mún, thiếu sự liên kết theo chuỗi nên không nên nông sản sạch hiện nay đã không đảm bảo được các tiêu chí mà các kênh bán lẻ hiện đại đặt ra. Theo đó, nông sản sạch muốn vào được các hệ thống siêu thị hiện đại, hàng hóa cần phải đạt được những quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, phải được sản xuất theo các quy trình sạch.

Theo TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp Hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, hiện nay nhiều nhà sản xuất chưa nắm được những công nghệ sản xuất an toàn, không chủ động được những yêu cầu và đòi hỏi của thị trường. Cốt lõi của vấn đề là nhà sản xuất cần tuân thủ bộ tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ và những quy định nghiêm ngặt trong vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế là còn rất nhiều nông hộ hiện nay chưa quan tâm nhiều lắm đến vấn đề này.

“Người sản xuất nông sản sạch tại nhiều nơi đang thiếu những kỹ năng về nắm bắt thông tin thị trường, thiếu sự liên kết thông tin với nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Từ những lý do này đã dẫn đến thực trạng họ vẫn phải phụ thuộc thương lái tự do và lệ thuộc vào DN bao tiêu. Phương thức làm ăn manh mún này khó có thể đáp ứng được những yêu cầu mà các kênh bán lẻ hiện đại đặt ra” – bà Loan nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cũng đưa ra ý kiến: Hàng Việt nói chung, trong đó có nông sản Việt nói riêng khó tham gia được vào chuỗi, hệ thống phân phối lớn, hiện đại đầu tiên là bởi chất lượng. Bên cạnh đó thương hiệu hàng hóa thuộc lĩnh vực này cũng chưa đủ tầm để được đưa sản phẩm họ làm ra vào mạng lưới phân phối. Chất lượng, mẫu mã cũng như tính ổn định của sản phẩm Việt rất hạn chế.

Nguy cơ mất thị trường

 

Nông sản sạch nước ngoài ngày một thao túng các kênh bán lẻ hiện đại của Việt Nam (Ảnh TL)

 

Ở một khía cạnh khác, theo chia sẻ của nhiều nhà sản xuất cũng như một số DN kinh doanh nông sản sạch, sở dĩ tỷ lệ hàng nông sản sạch tại kênh bán lẻ hiện đại còn dừng lại ở mức độ khiêm tốn như hiện nay còn có lý do là bị các đơn vị phân phối chèn ép khi đưa ra mức chiết khấu quá cao, Theo đó, chỉ những DN nào đáp ứng được mức “chèn ép” đó thì mới có thể đưa sản phẩm của mình chen chân vào siêu thị.

Ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia trong ngành bán lẻ thẳng thắn đưa ra nhận định: Yếu kém ở khâu sản xuất là một trong những lý do khiến cho lượng hàng nông sản sạch vào siêu thị còn khiêm tốn. Song một lý do khác mà cần phải nói thẳng, nói thật đó là do các đơn vị phân phối đưa ra mức chiết khấu quá cao khiến cho ít nhà cung ứng nào có thể “gánh” được.

“Mức chiết khấu thông thường hiện nay lên tới tới 25-30%, cộng với những chi phí bất hợp lý khác thì có nhà cung ứng nào chịu nổi! Từ khó khăn này đã dẫn đến thực trạng nông sản sạch lại được bày bán ngoài thị trường, lẫn lộn với hàng hóa không đạt tiêu chuẩn”- Ông Phú nhận định

Theo nhiều DN đang thực hiện kinh doanh và bao tiêu nông sản cho biết, trước đây, hàng hóa chỉ cần mất 30 phút kiểm tra là vào được siêu thị với mức chiết khấu bình quân 12,8%. Tuy nhiên hiện nay thì khác, mức chiết khấu quá lớn gây áp lực cho các DN, nhà sản xuất. Thậm chí, nhiều siêu thị lớn còn gây  sức ép cho nhà cung ứng khi chỉ lựa chọn một vài đơn vị cung ứng. Ví dụ 10 đơn vị gửi rau vào siêu thị, chỉ 1-2 đơn vị được chọn. Đó là những đơn vị chịu được mức chiết khấu cao. Điều này là một phần lý giải cho câu hỏi tại sao các sản phẩm nông sản sạch chiếm tỷ lệ thấp như vậy tại các kênh bán hàng hiện đại.

Nhiều người cho rằng, nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn thì sẽ gây ra các nguy cơ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó còn tiềm ẩn một nguy cơ khác đó là khả năng nông sản Việt mất sân nhà là khó tránh khi không thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại. Bởi hiện nay, rất nhiều DN nước ngoài đang đưa một tỷ lệ sản phẩm thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ vào Việt Nam tiêu thụ rất cao so với nguồn cung ứng trong nước. Như vậy, rõ ràng nếu nàng hóa trong nước không vào được các kênh bán lẻ hiện đại thì sẽ khó giữ được thị trường trong nước.

 
Theo Thảo Phương/congluan.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập381
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm369
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,881
  • Tổng lượt truy cập90,883,274
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây