Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 6/10 Việt Nam sẽ được xuất khẩu thêm 2 loại trái cây sang Mỹ là nhãn và vải. Đây là hướng đi mới cho nhà vườn trồng nhãn ở ĐBSCL.
Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.
Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho rằng, để thực hiện được mục tiêu này, trước hết các tỉnh ĐBSCL cần tập trung dập được bệnh chổi rồng trên cây nhãn để tăng năng suất và sản lượng đủ xuất khẩu. Tiếp đó phải quy hoạch lại vùng trọng điểm tập trung sản xuất nhãn theo hướng an toàn áp dụng GobalGAP, VietGAP để đảm bảo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu.
Theo ông Hoàng Trung - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, trên cơ sở diện tích nhãn đã có sẳn ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang… Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các địa phương này khẩn trương quy hoạch lại vùng trồng nhãn theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
“Với kinh nghiệm từ các loại cây chôm chôm, thanh long, Cục tiếp tục hướng dẫn bà con nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, cũng như cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình, đảm bảo chất lượng nhãn xuất ra đáp ứng nhu cầu khắc khe nhất của Mỹ để xuất khẩu”, ông Trung cho biết./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã