Học tập đạo đức HCM

Rau an toàn, từ sản xuất đến tiêu dùng: Vẫn là đầu ra

Thứ năm - 13/09/2012 20:54
Sau nhiều năm đầu tư, các dự án SX rau an toàn (RAT) đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên việc liên kết tiêu thụ hầu như thất bại, chỉ lác đác vài DN trụ được. Vì sao một mặt hàng thiết yếu như rau đến tay người tiêu dùng lại chật vật?

Vẫn là đầu ra

Dạo quanh những vùng SX RAT trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận, chúng tôi vui mừng nhận thấy rằng, sau một thời gian kiên trì tuyên truyền, tập huấn, trình độ nhận thức và SX của nông dân đã tốt lên rất nhiều. Giờ cái khó với người trồng rau chỉ là vấn đề đầu ra.

KHÂU SX CẢI THIỆN

Chúng tôi tới xã Văn Đức (Gia Lâm), vùng trồng RAT lớn nhất Hà Nội, Phó Chủ nhiệm HTXNN Văn Đức- Nguyễn Văn Minh cho biết: Toàn xã có 285 ha đất trồng rau, trong đó có tới 250 ha là RAT và 25 ha rau VietGAP. Bình quân, mỗi ngày cung cấp cho thị trường từ 3-4 tấn rau sạch. Anh Minh khẳng định, đã rất lâu rồi người dân Văn Đức không còn dùng phân tươi để tưới rau. Đặc biệt, việc sử dụng chất kích thích đã được địa phương cấm triệt để. Bản thân người trồng rau ở Văn Đức hiểu SX rau là nghề và thu nhập chính của gia đình họ nên bản thân các hộ tự ý thức việc bảo vệ uy tín thương hiệu cho vùng rau là nhiệm vụ sống còn.

Là một trong những hộ dân mạnh dạn đi đầu trồng RAT theo quy trình VietGAP, ông Đàm Thanh Bình, thôn 1, xã Văn Đức thừa nhận, lúc đầu việc ghi chép nhật ký với gia đình ông thật sự khó khăn vì lâu nay chỉ quen tay cuốc tay cày, giờ cầm bút ghi chép thấy ngại và lóng ngóng. Nhưng làm một thời gian ông Bình thấy quen dần, nay mỗi khi làm đất, xuống giống hay bón phân cũng như phun thuốc ông đều tuân thủ đúng quy trình của HTX và ghi rõ vào cuốn sổ nhật ký SX.

Ông Bình chỉ băn khoăn: Hiện nay các loại rau trồng theo quy trình VietGAP đều phải nhập khẩu hạt giống từ nước ngoài rất đắt. Ngay như hạt giống rau bắp cải Nhật các hộ dân ở đây vẫn hay trồng cho vụ đông, phải mua tới 28 triệu đ/kg, tính ra mỗi cây cải giống lên tới 500-700 đồng. Như vậy với người dân là quá cao nhưng buộc phải mua vì giống cải bắp trong nước rất khó bán do chất lượng thấp".

Ông đề nghị các Cty giống trong nước nghiên cứu SX ra các giống rau chất lượng cao bán cho người dân với giá rẻ hơn hoặc thành phố có chính sách hỗ trợ, chứ hiện nay người SX rau VietGAP đang rất thiệt.

Cũng là vùng trồng rau nổi tiếng của Thủ đô, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai hiện có hàng trăm hộ dân sống nhờ nghề trồng rau ăn lá. Phải khẳng định không ai trồng rau giỏi hơn người nông dân, bởi họ đã có kinh nghiệm hàng chục năm qua. Vấn đề ở đây là người dân có muốn trồng RAT, rau VietGAP hay không mà thôi.


Trình độ của người trồng rau được cải thiện rõ rệt

Một khi nông dân đã tự ý thức được việc đang làm họ tự giám sát nhau chứ chưa cần đến lực lượng chức năng. Bà Nguyễn Thị Định, phố Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam vừa nhổ cỏ cho rau vừa kể cho tôi nghe một câu chuyện về ý thức trách nhiệm của người trồng rau ở đây.

"Sau một lần có thông tin người tiêu dùng ăn rau Lĩnh Nam bị ngộ độc khiến cả làng khốn đốn vì rau không bán được, giữa các hộ trồng rau trong phường có quy định ngầm với nhau, hễ thấy gia đình nào có hành vi gây ảnh hưởng đến làng rau nhất thiết phải "đấu tố". Từ đó, tự nhiên vấn đề an toàn vệ sinh trong trồng rau tại Lĩnh Nam cải thiện rõ rệt", bà nói.

DN "ĐÓNG CỬA", DÂN GIẢM TRỒNG

Có cầu ắt có cung, với người trồng rau ở Hà Nội và các vùng lân cận hiện nay, theo chúng tôi việc SX RAT hay theo tiêu chuẩn VietGAP với họ không phải là vấn đề quá lớn. Có thể bước đầu còn đôi chút bỡ ngỡ, nhưng một khi thấy có lợi và hiệu quả kinh tế đem lại cao hơn so với trồng rau theo lối canh tác cũ chẳng cần ai bảo tự khắc họ sẽ theo.

Cái khó hiện nay là đầu ra cho sản phẩm RAT và VietGAP đang rất khó khăn do các DN kết nối giữa người SX và tiêu dùng rất yếu. Phó Chủ nhiệm HTXNN Văn Đức- Nguyễn Văn Minh cho hay, nếu bây giờ có đơn vị bao tiêu toàn bộ đầu ra, 100% người dân Văn Đức có thể trồng RAT theo quy trình VietGAP.

Năm 2011, xã Văn Đức đã từng nâng diện tích trồng rau VietGAP lên 50 ha, nhưng sang năm 2012 do không có đầu ra nên buộc phải giảm xuống 25 ha, song việc tiêu thụ vẫn bấp bệnh do Cty Hương Cảnh thời gian gần đây bắt đầu trục trặc, "đóng cửa" gần nửa tháng qua chưa rõ nguyên nhân.

"Cách đây mấy tháng có một hộ trồng rau đem phân tươi ra tưới bị bà con nhìn thấy, sau đó chính quyền phường lập biên bản xử phạt và đưa lên loa "bêu rếu". Từ đó, tuyệt nhiên không thấy gia đình ấy làm liều. Bản thân hàng trăm hộ dân ở đây sống được nhờ nghề trồng rau nên chúng tôi tự nhủ đã SX là phải an toàn, vì người tiêu dùng chỉ biết RAT Lĩnh Nam chứ có biết của hộ ông A hay bà B đâu, nên không thể để một con sâu làm rầu nồi canh được", một người trồng rau bộc bạch.

Ngay cả lúc hoạt động hết công suất, mỗi ngày Cty Hương Cảnh cũng chỉ thu mua được cho người dân trên dưới 1 tấn rau, trong khi sản lượng của vùng rau Văn Đức lên tới 3-4 tấn/ngày. Như vậy, số rau còn lại người dân phải tự tiêu thụ tại các chợ đầu mối hoặc qua các lái buôn nhỏ lẻ.

Với RAT thì không sao, nhưng rau VietGAP chắc chắn chi phí SX cao hơn từ 10-20% mà đem bán ở chợ coi như đánh đồng với rau thường thì người SX sẽ "chết" vì thua lỗ. Mà một khi đã thua lỗ không thể hô hào người nông dân trồng rau VietGAP được. Ngay cả 25 ha RAT SX theo quy trình VietGAP tại Văn Đức, nếu nay mai DN Hương Cảnh không "tồn tại" nữa, người dân chắc chắn sẽ lại quay về với việc SX RAT bình thường để có lợi nhuận.

Không chỉ tại Văn Đức mà tất cả các vùng trồng RAT và VietGAP xung quanh Hà Nội đều có DN bao tiêu, nhưng chỉ tiêu thụ được một phần rất nhỏ. Số còn lại bà con vẫn phải đem bán ra ngoài thị trường với giá cả bấp bênh. Do đó, muốn phát triển RAT, rau VietGAP nhất thiết phải có đầu ra ổn định, tạo cho người trồng rau một giá trị lợi nhuận đích thực, đúng công sức họ bỏ ra mới mong góp phần giải bài toán RAT cho Thủ đô.
 

Nguyễn Huân
Nguồn:nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay68,142
  • Tháng hiện tại864,840
  • Tổng lượt truy cập90,928,233
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây