Học tập đạo đức HCM

Sản xuất chôm chôm VietGAP xã Vĩnh Bình: Hướng phát triển phù hợp

Thứ năm - 05/02/2015 02:10
Hiện tại, huyện Chợ Lách có hơn 3.290 héc-ta chôm chôm, trong đó có hơn 2.940 héc-ta đang cho thu hoạch. Diện tích trồng chôm chôm tập trung chủ yếu ở các xã Phú Phụng, Vĩnh Bình, Sơn Định, Hòa Nghĩa, Tân Thiềng và Hưng Khánh Trung B.

Tăng năng suất

 

Để nâng cao giá trị kinh tế từ loại cây truyền thống này, huyện Chợ Lách đã có kế hoạch đưa chôm chôm vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và nhân rộng ra 300 héc-ta vào năm 2015. Trên cơ sở đó, nhiều xã đã xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo hướng Gap. Ngoài mô hình liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap tại ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng với diện tích 28,6 héc-ta thì mô hình liên kết sản xuất chôm chôm ấp Vĩnh Lộc và Lộc Hiệp xã Vĩnh Bình là mô hình thứ 2 được Công ty Cổ phần Chứng nhận GLOBALCERT cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap.

Tổ liên kết sản xuất chôm chôm VietGap ấp Vĩnh Lộc và Lộc Hiệp, xã Vĩnh Bình có 40 hộ sản xuất trên diện tích 24,25 héc-ta. Hai tổ này được thành lập từ những năm 2010-2011 với hình thức tổ liên kết sản xuất. Trên cơ sở đó, các thành viên tổ chức sinh hoạt đều đặn 2 tháng/lần với các nội dung trao đổi kinh nghiệm với nhau về phương pháp canh tác, chăm sóc và xử lý ra hoa, quản lý phòng trừ sâu bệnh, nắm bắt thông tin giá cả thị trường. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp địa phương cũng có định hướng và chuyển giao một số phương thức sản xuất nông sản an toàn, tăng năng suất và thân thiện với môi trường cho các tổ viên. Đến tháng 9-2013, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Ban quản lý Dự án QSEP tư vấn hướng dẫn quy trình sản xuất và trang bị cơ sở vật chất theo yêu cầu chứng nhận VietGap cho các thành viên trong tổ.

Qua hơn 1 năm xây dựng cơ sở vật chất và áp dụng thành công quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGap, sản phẩm trái chôm chôm thương phẩm của các thành viên trong 2 tổ liên kết sản xuất chôm chôm ấp Vĩnh Lộc và Lộc Hiệp đã được Công ty Cổ phần Chứng nhận GLOBALCERT kiểm tra và công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap với sản lượng ổn định hàng năm đạt trên 790 tấn trái. Ông Ngô Ngọc Lãng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Bình cho biết: “Hiện tại, các thành viên của 2 tổ liên kết sản xuất chôm chôm VietGap Vĩnh Lộc và Lộc Hiệp đã đảm bảo các quy trình, kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Hiệu quả về năng suất và chất lượng sản phẩm tăng rõ rệt so với cách sản xuất trước kia, đồng thời còn tiết kiệm được chi phí vật tư nông nghiệp đáng kể”.

Anh Dương Văn Dũng - thành viên tổ liên kết sản xuất chôm chôm VietGap ấp Vĩnh Lộc cho biết, khi tham gia vào sản xuất theo qui trình VietGap, anh cũng như các thành viên trong tổ đã được tiếp cận với các tiến bộ khoa học trong nông nghiệp; được tập huấn về cách chăm sóc, xử lý cho cây ra hoa, các sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, thân thiện với môi trường. Từ đó anh có cách sản xuất hợp lý, vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng và mẫu mã trái cây khi đưa ra thị trường cũng đẹp hơn, ngon hơn. Anh chia sẻ: “So với cách sản xuất truyền thống thì cách sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap sẽ giúp tăng năng suất từ 200-500kg/1.000m2/năm. Đồng thời, chi phí vật tư nông nghiệp tiết kiệm được hơn 500 ngàn đồng/1.000m2/vụ. Với diện tích 6.000m2 mỗi năm tôi thu hoạch gần 18 tấn chôm chôm thương phẩm, tăng hơn 3 tấn trái so với lúc trước”.

Nỗ lực tìm đầu ra ổn định

Các thành viên của tổ sản xuất chôm chôm VietGap Vĩnh Lộc và Lộc Hiệp còn băn khoăn về đầu ra sản phẩm. Một phần do thị trường xuất khẩu không ổn định, trong khi thị trường trong nước chưa minh bạch giữa sản phẩm an toàn được chứng nhận và sản phẩm không rõ nguồn gốc nên sản phẩm chôm chôm của tổ vẫn còn tình trạng tiêu thụ nội địa với giá thu mua sản phẩm VietGap ngang bằng với giá sản phẩm bình thường. Ông Trần Văn Kiếm - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất chôm chôm VietGap ấp Lộc Hiệp, xã Vĩnh Bình trăn trở: “Hiện tại, các thành viên trong tổ liên kết sản xuất đảm bảo các tiêu chí theo chuẩn VietGap, sản phẩm trái cây của tổ cũng được Công ty Cổ phần Chứng nhận GLOBALCERT đã chứng nhận phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa tìm được hợp đồng tiêu thụ với các thị trường xuất khẩu. Trái cây của tổ hiện vẫn bán cho thương lái địa phương để tiêu thụ nội địa nên giá bán chưa tương xứng với công sức của nhà vườn bỏ ra. Tổ kiến nghị ngành chức năng sớm tìm được doanh nghiệp có đủ năng lực để bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định để nhà vườn yên tâm canh tác”.

Trước tình hình đó, xã Vĩnh Bình chủ động đề xuất đến ban, ngành huyện và các sở, ngành tỉnh có liên quan hỗ trợ, giới thiệu doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây có năng lực để ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm cho nhà vườn. “Theo kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của huyện giai đoạn 2015-2020, xã chú trọng xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà “nhà vườn, Nhà nước , nhà khoa học, nhà doanh nghiệp”. Với mục tiêu xã đặt ra đến năm 2015, có 30% tổ liên kết sản xuất có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đến năm 2020 tỷ lệ này đạt 80%” - ông Đoàn Hữu Đức - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Bình cho biết.

Để trái cây Chợ Lách nói chung và sản phẩm chôm chôm nói riêng có được sự cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân thì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap là xu thế phát triển tất yếu cho nông nghiệp Chợ Lách. Tuy nhiên, để các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Gap phát triển bền vững, các ngành chức năng và người dân phải có sự phối hợp chặt chẽ để liên kết với thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm bằng việc khai thác có hiệu quả thị trường xuất khẩu.

Nguồn: Đồng Khởi Điện Tử

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập322
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,845
  • Tổng lượt truy cập92,008,574
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây