Dịp Tết Đinh Dậu, không chỉ người chăn nuôi khốn đốn vì giá thịt lợn hơi giảm kỷ lục chỉ còn 24.000-27.000 đồng/kg mà ngay cả những người trồng rau sạch cũng buồn vì rau rẻ như cho, lượng tiêu thụ vẫn thấp.
Chị Thu, người bán rau ở khu chợ tạm 7,2 ha Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) cho hay gần một tuần nay thời tiết nắng ấm, rau phát triển tốt, nguồn cung khá dồi dào. Không còn cảnh khan hàng như mọi năm nên giá rau rẻ so với các năm trước.
Tại chợ đầu mối Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội), rau xanh giảm giá vẫn ế ẩm. Ảnh: Việt Hùng.
Cụ thể, các loại rau bán chạy nhất thị trường hiện nay như cải bắp chỉ còn 15.000-20.000 đồng/kg (trước Tết có giá 25.000 đồng/kg); cải thảo chỉ còn khoảng 15.000 đồng/kg (trước Tết là 20.000 đồng/kg); su su 10.000 đồng/kg (trước Tết 20.000 đồng/kg); xà lách nay chỉ từ 20.000 đồng/kg, hành củ 25.000 đồng/kg, cải ngọt 20.000 đồng/kg…(giảm nhẹ từ 2.000-3.000 đồng/kg so với trước Tết).
Một số loại rau tăng giá nhẹ như súp lơ xanh và trắng tăng từ 10.000 đồng lên 15.000 đồng/cây, riêng súp lơ xanh có nơi bán 20.000 đồng/cây. Su hào, cần tây, tỏi tây... đều tăng 10-15% so với ngày 27 và 28 Tết. Tại các chợ nội thành, giá chanh, ớt và các loại gia vị cũng đắt hơn ngày thường từ 1.000-2.000 đồng, có nơi bán 3.000 đồng/quả chanh.
Đáng nói, nhiều người kiêng ăn thịt gà vào dịp này nên các cửa hàng đại hạ giá chỉ còn khoảng 50.000-70.000 đồng/kg vẫn ế.
Trong khi đó, thịt bò và các loại hải sản trừ mực có giá cao ngất ngưởng. Tại chợ Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội), thịt bò thăn có giá 300.000 đồng/kg (tăng khoảng 50.000 đồng so với ngày thường), các loại cá có giá từ 70.000-120.000 đồng/kg (tăng khoảng 20.000-30.000 đồng so với ngày thường).
Bà Mai, người bán rau ở chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng sau Tết nhiều người mang rau sạch từ quê lên nên ít ra chợ.
“Mọi người chủ yếu mua các loại gia vị, những thứ lặt vặt như ớt, tỏi, hành, chanh, các loại rau mùi…chứ ít người hỏi mua rau muống, mồng tơi, cải bắp, su hào…”, bà nói.
Chị Ngọc, chủ một gian hàng bán các loại hải sản ở đây cũng thừa nhận thời tiết nắng ấm, ít người ăn lẩu, nướng nên các loại hải sản cũng ế ẩm hơn mọi năm.
“Năm ngoái tôi bán 450.000 đồng/kg tôm sú vẫn cháy hàng, năm nay giảm xuống chỉ còn 300.000 đồng/kg vẫn ít người mua”, chị Ngọc cho biết.
Theo chị Ngọc, người dân chủ yếu hỏi mua cá mú đỏ hàng đông lạnh có giá 350.000-500.000/kg, hàng tươi sống có giá 1,2-1,5 triệu đồng/kg để ăn Tết vì cho rằng ăn loại cá này sẽ gặp may mắn trong cả năm.
“Cũng có người hỏi mua tôm hùm lột, giá khoảng 800.000-900.000 đồng/kg hoặc tôm hùm tươi sống giá từ 1 triệu đồng trở lên, nhưng vì lượng khách ít nên ai đặt hàng tôi mới nhập về”, chị nói thêm.
Năm nay, nhiều bà nội trợ không tích trữ thực phẩm Tết như những năm trước đó. Dù vậy, theo ghi nhận, lượng tiêu thụ các mặt hàng nông sản có chiều hướng giảm. Nhiều kệ rau sạch vẫn hầu như còn nguyên sau 2-3 ngày mở bán.
Giá rau xanh tại các chợ và siêu thị TP.HCM có xu hướng tăng mạnh do nguồn cung từ vùng rau Lâm Đồng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Nhiều bà nội trợ phải đi chợ sớm mới mua được hàng./.
Theo Zing
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã