Học tập đạo đức HCM

Siêu thị phục vụ xuyên Tết

Thứ tư - 10/02/2016 07:26
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc bán hàng phục vụ người dân thuận lợi trong việc mua sắm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Công ty CP Nhất Nam, Unimar… đã duy trì rất nhiều điểm bán hàng trong suốt dịp nghỉ Tết. Đó là khẳng định của bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội trong đợt chúc Tết các siêu thị Hapro Thanh Xuân, Fivimart, Unimex… (ngày 10/2 tức mùng 3 Tết Bính Thân).
 
Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra và chúc Tết tại các siêu thị trong hôm nay (mùng 3 Tết).
Theo thông tin từ Hapro, nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Thủ đô và khách du lịch chọn Hà Nội làm điểm đến dịp Tết Nguyên đán Bính Thân Trong các ngày mùng 1, mùng 2 Tết, Tổng công ty Hapro có 08 địa điểm mở cửa phục vụ người dân gồm: Nhà hàng Bốn mùa tầng 1 tại 38-40 Lê Thái Tổ; Ki ốt Bốn mùa bờ hồ; Nhà hàng Vườn Cà phê và Kem gốc si tại số 1 Lê Thái Tổ; Nhà hàng Long Vân tại số 3 Lê Thái Tổ; Nhà hàng Hoa Hồng số 6 Lê thái Tổ; Nhà hàng Đình Làng số 1 Lê Thái Tổ; Các siêu thị, cửa hàng tiện ích như Hapro mart (65 Cầu Gỗ), Hapro Food (68 Hàng Bông), Hapro mart (28 Hàng Bồ), Hapro food (24-26 Trần Nhật Duật).
Từ ngày mùng 3 Tết, Hapro đồng loạt mở cửa bán hàng bình thường trong toàn hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích. “Ngay trong đêm giao thừa, hệ thống bán lẻ, cửa hàng dịch vụ của đơn vị đã mở  4 điểm bán hàng phục vụ qua giao thừa. Hệ thống các cửa hàng dịch vụ ăn uống của Bốn Mùa, Thủy Tạ cũng  phục vụ nhu cầu của nhân dân qua giao thừa”, ông Vũ Thanh Sơn - Tổng giám đốc Hapro cho biết .
Cũng theo Tổng công ty Hapro, tổng lượng hàng hóa đơn vị dự trữ Tết là 1.200 tỷ đồng, trong đó 200 tỷ đồng dành cho hàng hóa thuộc nhóm hàng bình ổn giá. Tổng doanh thu tính từ 4/1/2016 đến ngày 7/2/2016 (tức 29 Tết) ước đạt 250 tỷ đồng bằng 105% so cùng kỳ năm 2015. Tổng số các chuyến bán hàng Việt, đưa hàng về nông thôn, bán hàng lưu động dịp trước, trong và sau Tết khoảng 184 chuyến. Với mục đích mang đến cho người dân sinh sống, học tập và làm việc các khu vực chế xuất, khu công nghiệp, vùng ngoại thành Hà Nội… những mặt hàng đảm bảo nguồn gốc, chất lượng và giá cả hợp lý; Hapro luôn chú trọng đưa các nhóm hàng bình ổn giá theo các chuyến bán hàng Phiên chợ Việt, bán hàng nông thôn, bán hàng lưu động để phục vụ người tiêu dùng.
Cũng như Hapro, ngay trong ngày mùng 1 Tết, Công ty CP Nhất Nam (đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Fivimart) cũng đã mở cửa phục vụ người dân. Theo bà Vũ Thị Hậu - Phó tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam: Chuỗi siêu thị Fivimart của Công ty đã mở cửa phục vụ Nhân dân mua sắm đến áp giao thừa, đến 9h ngày 1 Tết siêu thị Fivimart tại Aeon mall Long Biên đã mở cửa phục vụ trở lại, ngày mùng 2 Tết 23 điểm bán hàng của Fivimart đã phục vụ trở lại, trong ngày mùng 3 Tết, Nhất Nam đã đồng loạt mở cửa bán hàng 13 siêu thị.
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, tính đến mùng 3 Tết đã có 70% các siêu thị trên địa bàn Hà Nội mở cửa phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Theo kế hoạch ngày mai (11/2) (tức mùng 4 Tết) 100% siêu thị, cửa hàng tự chọn sẽ mở cửa bán hàng bình thường. Thực tế cho thấy ngay từ chiều mùng 2 Tết hệ thống siêu thị Lotte Mart Hanoi Center và Đống Đa, siêu thị Vinmart đã mở cửa trở lại và phục vụ đến 21h, mùng 3 Tết mở cửa hoạt động bình thường.
Mặc dù trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán các siêu thị đã mở cửa phục vụ người dân qua giao thừa và mở cửa vào sáng mùng 1 Tết, tuy nhiên nhiều người tiêu dùng cho rằng quy định siêu thị phải bán hàng là tốt tuy nhiên không quá cần thiết. “Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm tươi sống đã được người dân sắm sửa, tích trữ đầy đủ cho 3 ngày Tết từ trước đó. Nếu có mua trong Tết cũng chỉ phục vụ nhu cầu phát sinh không đáng kể", Chị Nguyễn Thị Minh ở quận Thanh Xuân nêu ý kiến.

 
Nguồn: ktdt.vn

 Tags: hà nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập440
  • Hôm nay47,680
  • Tháng hiện tại844,378
  • Tổng lượt truy cập90,907,771
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây