Mỗi ha mía gánh 1,2 hộ gia đình
Theo ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Chính phủ đã có Quyết định về diện tích mía đường ở nước ta sẽ ổn định ở quy mô 300.000 ha đến năm 2020. Đồng thời, tập trung vào thâm canh, tăng năng suất, không xây dựng nhà máy mới, nâng cao suất các nhà máy hiện có. Đến năm 2020, công suất ép đạt 140.000 tấn/ngày.
Thực tế hiện nay, vụ ép 2012 và 2013 diện tích mía đạt 298.200 ha, trong đó diện tích mía ký hợp đồng trực tiếp với nông dân là 278.000 ha; năng suất bình quân 63,9 tấn/ha, có những vùng đạt 100 đến 200 tấn/ha. Cả nước hiện có 40 nhà máy đường hoạt động, tổng công suất thiết kế 132.900 tấn mía/ngày, gần bằng chỉ tiêu cần đạt đến của năm 2020.
Về quy hoạch diện tích nguyên liệu, theo ông Hòa, đến nay cơ bản đạt được, và công suất các nhà máy cũng đảm bảo. Tuy nhiên, đầu tư của ngành đường vẫn còn khó khăn, bởi lẽ 300.000 ha mía đang “gánh” trên lưng 400.000 hộ gia đình. Vì thế thu nhập của các hộ trồng mía rất thấp, mặc dù mía đường được xác định là cây xóa đói giảm nghèo.
Ông Hòa còn khẳng định: “Hướng đầu tư của ngành mía đường là hướng tới nông dân. Bài toán quan trọng nhất của ngành mía đường chính là nguồn nguyên liệu”.
Chính vì thế, theo ông Hòa, niên vụ 2012-2013 vừa qua, dù giá đường xuống thấp hơn năm trước tới 3.000 đồng/kg, nhưng các nhà máy vẫn cố gắng duy trì giá thu mua mía nguyên liệu bình quân khoảng 1 triệu đồng/tấn mía 10 CCS (khoảng 50 USD/tấn, cao nhất khu vực). Nếu không mua với giá này, người dân sẽ không trồng mía nữa, nhà máy đường sẽ không có nguyên liệu sản xuất.
Trong khi đó, giá mía của Thái Lan chỉ 30,7 USD/tấn. Do diện tích canh tác của họ lớn, hạ tầng tốt, các chi phí khác đều thấp nên người trồng mía tại Thái Lan sống được với nghề. Và, họ còn được bảo hộ nông nghiệp về thuế, chính sách… “Tại Việt Nam, dù đã mua mía với giá 50 USD thì người nông dân vẫn chưa có mức sống cao”- ông Hòa nhấn mạnh.
Chi phí đầu vào cao, đội giá bán sản phẩm
Mặc dù vậy, thực tế hiện nay, câu chuyện về giá mía nguyên liệu và giá đường thành phẩm vẫn đang gây nhiều tranh cãi, khó hiểu. Nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng đường trong nước thấp, nhưng giá thành cao hơn đường của Thái Lan là một nguyên nhân quan trọng khiến đường tồn kho nhiều, nạn nhập lậu ngày càng gia tăng.
![]() |
Giá thu mua mía nguyên liệu trong nước đang cao nhất khu vực (Ảnh: Báo Thanh Niên) |
Theo VOV |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"