Học tập đạo đức HCM

Sức mua của người dân giảm, tồn kho ở mức cao

Thứ hai - 04/02/2013 03:01
Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương, mặc dù tháng 1/2013 là tháng cận tết Nguyên đán nhưng sức mua của người dân rất thấp. Các doanh nghiệp cũng giảm sản xuất để hạn chế lượng hàng tồn kho.

Chính vì vậy, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 1/2013 giảm tới 3,2% so với tháng 12/2012. Trong đó, khai thác than giảm 13,4%, khai thác dầu thô giảm 3,4%, sản xuất phân bón giảm 29,6%, sản xuất xi măng giảm 9,3%, sản xuất linh kiện điện tử giảm 11,9%, điện giảm 0,8%, xe máy giảm 4,8%...

Tại buổi họp giao ban trực tuyến công tác tháng 1/2013 do Bộ Công Thương tổ chức sáng 4/2, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ kế hoạch cho biết, đến thời điểm này, chỉ số tồn kho một số mặt hàng vẫn ở mức cao khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp gặp khó khăn.


Ảnh minh họa

Đáng chú ý là ngành cơ khí, điện tử, mặc dù dịp Tết Nguyên đán là mùa tiêu thụ chính nhưng trái với mong đợi, sức mua thấp và hàng hóa tiêu thụ chậm.

Ngoài ra, thị trường điện máy cũng khá trầm lắng bất chấp nhiều chương trình khuyến mãi của các siêu thị điện máy. Ước tính, sản lượng tivi ước đạt 142,1 nghìn chiếc, giảm 4,2% so với tháng 12/2012; xe máy ước đạt 342,8 nghìn chiếc, giảm 4,8% so với tháng 12/2012.

Cũng theo ông Vỵ, tồn kho đến ngày 1/1/2013 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,3% so với tháng 12/2012 và tăng đến 21,5% so với cùng kỳ năm trước.

Những ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất đường tăng 65%, sản xuất xe có động cơ tăng 76,6%, sản xuất dây và cáp điện tăng 56,8%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 304,2%...

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương triển khai ngay Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ nhằm đẩy mạnh sản xuất, giảm hàng tồn kho và gia tăng xuất khẩu đồng thời tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh...

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ linh hoạt và có các giải pháp mạnh nhằm tranh thủ cơ hội tăng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng và thị trường các nước có chung đường biên giới.

“Các đơn vị chức năng phải đẩy mạnh thực hiện xúc tiến thương mại nội địa nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho và tăng cường sản xuất hàng hóa trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đẩy mạnh tiết kiệm chống lãng phí ngay từ những tháng đầu năm,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

(Theo Vietnam+)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập288
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm264
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại826,285
  • Tổng lượt truy cập90,889,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây