Học tập đạo đức HCM

Tăng “chất” cho cà phê

Thứ tư - 05/12/2012 07:41
Xuất khẩu cà phê trong 11 tháng năm nay đã đạt 1,55 triệu tấn và trên 3,3 tỷ USD, tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 40,9% và 37,1%).

Dự đoán cả năm có thể đạt trên 1,6 triệu tấn và trên 3,5 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Lần đầu tiên, Việt Nam đã vượt qua Brazil lên đứng đầu thế giới.

Ngay cả khi đạt đỉnh cao mới về diện tích, sản lượng sản xuất, khối lượng xuất khẩu, nhưng vẫn phải quan tâm nhiều hơn tới việc phát triển bền vững cây cà phê. Cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật về thủy lợi, chăm sóc để có năng suất cao và ổn định; cần hết sức thận trọng khi mở rộng diện tích ra các vùng có khó khăn về đất đai, khí hậu...

 

Cần tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống cà phê để tăng giá trị trên 1 đơn vị diện tích và trên 1 tấn sản phẩm. Bên cạnh đó, cần giảm mạnh hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng. Muốn vậy phải có thêm các cơ sở chế biến hiện đại để: tăng mạnh giá trị sản phẩm; giúp cho việc dự trữ tập trung, trong thời gian dài, bảo đảm chất lượng theo quy trình công nghệ công nghiệp.

Khâu tiêu thụ hiện nay cần quan tâm trên hai mặt. Một mặt, từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường đã có sự tham gia của nhiều đại gia cà phê nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chiếm tới 60% thị phần cà phê của Việt Nam. Khu vực này có lợi thế về lượng vốn, về lãi suất thấp, về tiêu thụ nhờ các công ty mẹ ở nước ngoài.

Sự tham gia mua của các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tính cạnh tranh cao hơn, duy trì được mức giá tốt hơn, có lợi cho người trồng cà phê. Tuy nhiên, cần tính tới những hiệu ứng phụ của nó để tránh cho các doanh nghiệp trong nước thua trên sân nhà. Số đầu mối xuất khẩu cà phê ở trong nước từ 120, nhưng nay chỉ còn vài chục đầu mối.

Không thể phó thác cho các đại gia nước ngoài thao túng thị trường, bởi nếu việc thao túng tăng/giảm đột ngột về lượng và giá sẽ vừa làm cho doanh nghiệp nội địa bị thu hẹp, vừa làm khó dễ cho nông dân dễ tái diễn tình trạng “trồng, chặt” và ảnh hưởng đến tương lai chế biến sâu để có giá trị gia tăng cao hơn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay23,067
  • Tháng hiện tại77,825
  • Tổng lượt truy cập101,837,368
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây