Thực ra, xoài, đào, nho… của Nhật cũng chẳng thơm, chẳng ngon ngọt gì hơn là những loại quả này của ta, nhưng sao hàng của họ thì giá cao thế, trong khi của ta đổ đống bên đường, giá chỉ trên dưới 20 ngàn đồng một kilogam? Xin thưa, vì hàng của họ có thương hiệu, được trồng bằng công nghệ cao, tuyệt đối không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Còn trái cây của ta thì ra hoa, ra trái hoàn toàn tự nhiên, hễ có sâu là phun thuốc xả láng. Phun một lần không hết thì phun hai, ba lần. Loại thuốc này không hết thì đổi thuốc khác, kỳ cho đến hết sâu thì thôi. Thế nên trái chín ra, chỉ duy nhất bán được cho Trung Quốc qua đường tiểu ngạch với giá bèo, còn lại, xuất sang bất cứ nước nào cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Hễ năm nào thương lái Trung Quốc đỏng đảnh, quay lưng một cái, là lập tức hoa quả đổ cho bò ăn, cả xã hội lại phải xúm vào “giải cứu”. Thỉnh thoảng, báo chí đưa tin một vài tấn xoài hay vài tấn nho, chuối... lọt được vào những thị trường khó tính như Úc, Mỹ, Nhật... là cả xã hội lại vui mừng. Nhưng, một vài tấn đó có thấm vào đâu so với hàng trăm ngàn tấn làm ra, đang bán đổ bán tháo?
Ảnh minh họa.
Cũng vậy, đến 40% lượng gạo xuất khẩu của ta (trên 2 triệu tấn) hàng năm là bán sang Trung Quốc, cũng qua đường tiểu ngạch. Nhưng tại các thành phố lớn của họ như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến... người ta hoàn toàn không thấy bóng gạo Việt. Chủ các cửa hàng gạo cũng cho biết: Họ chưa từng nghe đến tên gạo Việt Nam, họ chỉ biết gạo Thái Lan, gạo Campuchia. Sang các nước khác đấu thầu cung cấp gạo, chúng ta chỉ toàn lấy giá rẻ làm thế mạnh. Giá thắng thầu càng rẻ, nông dân càng bị ép đến sặc tiết. Vì sao? Cũng vì gạo của họ có thương hiệu. Gạo nào ra gạo ấy, mỗi năm họ chỉ cấy một vụ, hoàn toàn sạch, không có dư lượng thuốc trừ sâu. Còn ta? Mỗi năm cấy đến 3 vụ lúa, mà lúa nào lúa nấy đều đẫm thuốc trừ sâu. Thóc của ta đều do các thương lái thu mua rồi cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu, họ mua lẫn lộn rất nhiều loại thóc khác nhau, nên khi thành gạo, chúng ta không thể gọi tên nó là loại gạo gì, mà chỉ đành gọi tên gạo theo thành phần tấm: Gạo 5%; 10% hay 25% tấm.
Thương hiệu là một sức mạnh vô cùng lớn trên thương trường. Có thương hiệu, bất cứ một loại nông sản hay hàng hóa nào cũng có thể tăng giá trị đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lần, mà những thứ hoa quả của Nhật vừa dẫn ở trên là một ví dụ. Thương hiệu là một núi vàng. Việc xây dựng thương hiệu, chúng ta đã đặt ra cả chục năm rồi, nhưng đến nay vẫn chưa xong. Chỉ vì chưa có thương hiệu mà chúng ta đang phung phí đi cả núi vàng, khiến nông sản Việt trở thành thê thảm.
Vũ Hữu Sự
http://www.baoxaydung.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã