Quy mô 24.000 tỉ đồng – “Miếng bánh ngon” nhưng không dễ ăn
Theo báo cáo của Kantar Worldpanel), tần suất tiêu thụ mì của người Việt trung bình 18 lần/năm, tức là mỗi tháng từ 1 lần trở lên, mức thâm nhập là 100%. Điều này cho thấy, sản phẩm này thuộc nhóm ngành trọng điểm, khó thay thế trong ngành hàng FMCG (hàng tiêu dùng nhanh). Các số liệu cũng cho thấy, quy mô thị trường mì ăn liền ở nước ta lên tới 24.000 tỉ đồng – một “miếng bánh” ngon lành thu hút tới hơn 50 doanh nghiệp chia nhau thị phần.
Tuy nhiên, trong 1 vài năm trở lại đây, thị trường mì ăn liền đã và đang có dấu hiệu bão hòa. Báo cáo của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cho thấy, tới năm 2017, Việt Nam chỉ còn đứng top 5 trong số các quốc gia tiêu thụ mì nhiều nhất thế giới, với lượng tiêu thụ còn khoảng hơn 5,06 tỉ gói. Đây là thách thức lớn, đồng thời cũng là 1 cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa. Trong cuộc chiến thị phần căng thẳng này, các doanh nghiệp ở top đầu đã nhanh chóng phân tích để đưa ra chiến lược tìm kiếm cơ hội thành công, vượt qua tình trạng bão hòa chung.
Doanh nghiệp Việt thay đổi thế nào để “sống còn”?
Để cạnh tranh trên đường đua gay cấn này, nhiều yếu tố đã được đặt lên bàn cân, từ việc truyền thông về an toàn thực phẩm tới đầu tư thay đổi nguyên liệu, mẫu mã bao bì sản phẩm… Đặc biệt, nắm bắt nhu cầu của thị trường thời hiện đại là quan tâm đến sức khỏe, yếu tố tiện lợi… các thương hiệu cũng bắt đầu rướn lên phân khúc cao cấp hơn, mở rộng nhiều sản phẩm mới đánh trúng thị hiếu. Trong đó, mì ly được đánh giá là “ngôi sao mới” có khả năng vực dậy thị trường mì ăn liền nhiều biến động.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/7 – nơi luôn có nước sôi và chỗ ngồi - đã xuất hiện nhiều hơn tại các thành phố lớn đặc biệt ở miền Nam, phục vụ nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng, nhất là giới trẻ. Tại đây, các sản phẩm mì bát và mì ly thể hiện rõ hơn ưu thế của mình so với mì gói. Chính vì vậy, các thương hiệu top đầu đã nghiên cứu và tung ra thị trường sản phẩm mì ly, mì bát tiện lợi và dễ sử dụng. Mì Cung Đình – một trong những doanh nghiệp nổi bật trên đường đua cũng lập tức tung ra sản phẩm mì ly năm 2013 và từng bước được thị trường đón nhận.
Không chỉ “đánh trúng” tâm lý của giới trẻ là thích sự thuận tiện, ưa lui tới cửa hàng tiện lợi, mì ly Cung Đình cũng được đánh giá cao từ bao bì trẻ trung, cá tính tới hương vị. Mì Ly Cung Đình được làm từ sợi khoai tây nên chất lượng về sợi khá dai, mướt, ngon hơn các sản phẩm cùng phân khúc. Mì ly Cung Đình cũng có có hương vị đa dạng nhất trên thị trường với 7 hương vị khác nhau, phù hợp với nhu cầu ẩm thực của giới trẻ như Gà hầm, Bò hầm, cua bể rau răm, lẩu tôm chua cay… Được giới trẻ yêu thích và tiêu thụ tốt nhất tới thời điểm hiện tại là mì ly vị Lẩu tôm chua cay và Cua bể rau răm.
Chia sẻ về chiến lược tung mì ly ra thị trường, Anh Lê Hoàng Minh (Trưởng Phòng Marketing của Công ty Công nghệ Thực Phẩm Châu Á) cho biết: “Cách đây 5 năm chúng tôi đã nhìn ra cơ hội thị trường khi nhận thấy nhu cầu của giới trẻ thích một sản phẩm mì tiện lợi. Và thực sự đến thời điểm hiện tại, chúng tôi tự tin vào sự lựa chọn và chiến lược cho thương hiệu mì ly Cung Đình của mình. Mì ly Cung Đình đang được giới trẻ yêu thích bới chất lượng sản phẩm vượt trội, bởi các chiến dịch marketing đánh đúng vào tâm lý khách hàng. Chúng tôi kì vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục tạo nên những sản phẩm cao cấp khác biệt và đem lại nhiều trải nghiệm hơn cho khách hàng để vươn lên vị trí số 1 trong ngành mì ăn liền phân khúc cao cấp và tiện lợi”.
Khảo sát cũng cho thấy, chiến lược tung mì ly ra thị trường đã bước đầu mang về cho Micoem “trái ngọt”. Cụ thể, mì ly Cung Đình đang là sản phẩm thương hiệu hàng đầu trên cùng phân khúc thị trường và góp phần không nhỏ vào doanh số thương hiệu. Thành công kể trên cho thấy rõ nét bước chuyển biến không ngừng của thị trường, là bài học cho các thương hiệu nói chung và doanh nghiệp mì nói riêng trong việc giữ vững tinh thần sẵn sàng đón làn gió mới để “sống còn” ở thời đại ngày nay.
Theo H. Yến (dantri.com.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã