Hiện tại, Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ ba tại Australia, sau Trung Quốc và New Zealand, chiếm 20% thị phần, riêng xuất khẩu tôm chiếm 16% thị phần, đứng thứ ba sau Trung Quốc và Thái Lan. Xuất khẩu tôm sú Việt Nam năm 2013 sang Australia vẫn ổn định và duy trì ở tỷ trọng trên 60%. Chỉ riêng quý I/2014, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường này đạt 37,904 triệu USD, tăng 85,9% so cùng kỳ.
Australia được biết tới như một thị trường đấu giá theo lệnh - một sàn giao dịch điện tử, trong đó giá cả được quyết định bởi giá niêm yết do các nhà tạo lập thị trường đưa ra. Mặc dù các chào bán và chào mua của các cá nhân tham gia trên thị trường không được niêm yết công khai nhưng các nhà tạo lập thị trường sẽ tự cân nhắc giá cả cho các đơn hàng, hoặc xem xét yêu cầu mua và bán khác nhau của nhiều khách hàng, từ đó sẽ ra quyết định về giá. Ưu điểm chính của mô hình thị trường này là khả năng thanh khoản cao, nhưng nhược điểm là thiếu minh bạch. Cũng theo ông Norman Grant - Chủ tịch Hiệp hội Nhập khẩu thủy sản Australia, muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các nhà cung cấp phải có giá cạnh tranh. Chính điều này cũng tạo sức ép lớn cho các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam, trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Việt Nam liên tục tăng.
Một số sản phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật sẽ được lấy mẫu phân tích; nếu kết quả dương tính với virus WSSV (bệnh đốm trắng) và YHD (bệnh đầu vàng) thì các lô hàng đó sẽ bị trả lại. Mỗi lô hàng sẽ được kiểm dịch riêng rẽ. Các sản phẩm tôm đã qua quá trình chế biến kỹ lưỡng sẽ tránh được quá trình phân tích mẫu như trên; tuy nhiên, những sản phẩm này phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn VSATTP, tiêu chuẩn về nhiệt độ, thời gian chế biến, bảo quản... Như vậy, các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam cũng phải hết sức lưu ý vấn đề này, để đảm bảo hơn nữa ATVSTP, đồng thời cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giúp thủy sản Việt Nam nói chung và sản phẩm tôm nói riêng tiến xa hơn trên thị trường Australia.
>> Thủy sản nội địa chiếm 50% tổng sản lượng thủy sản của Australia, tuy nhiên, chủ yếu được sử dụng cho hoạt động xuất khẩu. Do đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, Australia đã tăng cường nhập khẩu từ các nước châu Á. Trong danh sách thủy sản được tiêu thụ chính tại Australia, tôm luôn dẫn đầu, gồm cả tôm nuôi và tôm tự nhiên. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025