Giá gạo trên thế giới vào giữ tháng 5 khoảng 455 USD/tấn, tăng khoảng 4 USD/tấn so với tuần trước, tăng khoảng 3 USD/tấn so với tháng 4 và giảm khoảng 34 USD/tấn so với năm 2013.
1. Thái Lan
Gạo Thái 5% tấm được giao với giá 370
USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm 15 USD/tấn so với tháng 4 và giảm khoảng 155 USD/tấn so với năm 2013.
Hiện chính phủ Thái còn nợ với khoảng 720.000 nông dân trồng lúa số tiền 82 tỷ baht (khoảng 2,5 tỷ USD) trong chương trình mua lúa hỗ trợ nông dân. Giám đốc điều hành Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã cho biết số tiền này phải đến tháng 12 hay tháng 1 năm 2015 mới thanh toán dứt điểm. Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) thấy rằng để chi tiêu hàng ngày, khoảng 29% nông dân trồng lúa đã đưa ra các khoản vay trong khi 22% đã giảm các khoản tiết kiệm, khoảng 9% đã sử dụng thẻ tín dụng, và khoảng 6 % đang nhận được tiền từ các nguồn khác. Để tiếp tục canh tác lúa, khoảng hai phần ba cho biết họ đã sử dụng thẻ tín dụng và khoảng 60% cho biết họ đã vay từ các nguồn khác. Trong khi đó khoảng 30% được sử dụng tiết kiệm của họ và 16% cho biết họ đã làm việc công việc phụ.
Trong khi đó chính phủ Thái Lan hy vọng sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong 1 triệu tấn gạo Malaysia mua dự trữ năm 2014. Họ cũng hướng đến chiếm lĩnh thị trường gạo thơm ở Hồng Kong, đã mất về tay Việt Nam trong vài năm qua, họ hy vọng sẽ chiếm 70-80% thị trường này trong 3-5 năm tới.
2. Việt Nam
Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giao với 410 USD/tấn, tăng khoảng 15 USD/tấn so với tuần trước, tăng khoảng 25 USD/tấn so với tháng 4 và tăng khoảng 35 USD/tấn so với năm 2013.
Sau khi thắng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo 15% tấm sang Philippines, Việt Nam đang phải đối mặt với rắc rối nội bộ do hầu hết các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia vì sợ thua lỗ. Tổng công ty Lương thực Miền Nam ( Vinafood 2 ) đã trúng thầu cung cấp 600.000 tấn gạo cho Philippines với giá bán 436,5 USD/tấn, 437,75 USD/tấn và 439,25 USD/tấn cho ba lô hàng 200.000 tấn . Tổng công ty Lương thực miền Bắc ( Vinafood 1) đã giành được hợp đồng cung cấp 200.000 tấn gạo với giá 436 USD/tấn và 439 USD/tấn cho hai lô 100.000 tấn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp xuất khẩu chính thức từ chối vì cho rằng giá quá thấp để bù đắp chi phí. Họ cho rằng cùng một loại gạo được xuất khẩu sang Trung Quốc được giá tốt hơn và điều kiện dễ dàng.
Xuất khẩu gạo sang Philippines kèm với một số điều kiện mà các nhà xuất khẩu đã cảnh báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ bị phạt nếu không đáp ứng theo hợp đồng đã ký. Nhà xuất khẩu sẽ bị phạt 3 USD/tấn nếu lượng tấm vượt trên 1% và 30 USD/tấn nếu lượng tấm vượt trên 10%, ngoài ra còn các khoản phạt được quy định cho sai sót và sai phạm khác. Các doanh nghiệp cho rằng giá gạo nội địa đang cao, nếu xuất qua Philippines sẽ dẫn đến thiệt hại ít nhất là 20 USD/tấn. Giá gạo trong nước, sau khi giảm xuống vào đầu tháng 3 đến tháng 4, đã bắt đầu tăng trở lại do chương trình mua tạm trữ của chính phủ. Tuy nhiên, có một số nhà xuất khẩu đã thu mua gạo kể từ tháng 3 vào thời điểm giá gạo xuống thấp nên vẫn có khả năng kiếm lợi. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã chỉ trích Vinafood 1 và Vinafood 2 bỏ thầu với giá 439 USD/tấn, thấp hơn 30 USD/tấn so với 469 USD/tấn của Campuchia và 474 USD/tấn của Thái Lan.
Việt Nam đã xuất được 1,932 triệu tấn gạo trong thời gian 1/1 đến 15/5/2014, giảm 35% so với 2.8 triệu tấn gạo xuất trong 5 tháng đầu năm 2013. Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA cho biết giá xuất đạt 438 USD/tấn (FOB), giảm 1 USD/tấn so với giá 439 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Từ 1-15/5/ 2014, Việt Nam đã xuất được 180.898 tấn gạo, so với 648.359 tấn gạo xuất tháng 5/2013, và 537.094 tấn gạo xuất vào tháng 4/2014. Giá gạo xuất được trong tháng 5/2014 đạt 441 USD/tấn, tăng 5% so với 422 USD/tấn của năm trước, và bằng giá tháng 4/2014.
Gạo Việt Nam xuất trong thời gian 1-15/5/ 2014 gồm có: 30.544 tấn gạo thơm, (chiếm 17% lượng gạo xuất tháng 5); 43.121 tấn gạo 5% - 10% tấm (chiếm 24% lượng gạo xuất tháng 5); 74.907 tấn gạo 15% tấm (chiếm 41% lượng gạo xuất tháng 5); 19.677 tấn nếp (chiếm 11% lượng gạo xuất tháng 5) và 7.500 tấn gạo 25% tấm (chiếm 11% lượng gạo xuất tháng 5).
Châu Á là thị trường chính của gạo xuất khẩu Việt Nam trong tháng 5, đạt 82.471 tấn hay chiếm 46%. Châu Mỹ chiếm thứ hai với 63.014 tấn (tương đương 35% lượng gạo xuất tháng 5). Việt Nam còn xuất 27.358 tấn gạo sang châu Phi, 6.477 tấn gạo sang châu Âu, 1.444 tấn gạo sang Trung Đông và 134 tấn gạo sang châu Úc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2014 từ 6,5-7 triệu tấn xuống còn 6,2 triệu tấn, do gặp cạnh tranh Ấn Độ và Thái Lan. Nhưng tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo Việt Nam vi khuẩn được 7,2 triệu tấn năm 2014, tăng 8% so với 2013 do sản lượng lúa và nhu cầu tiêu thụ tăng , nhưng vẫn thấp hơn 2% so với năm 2012 đã xuất được 7,6 triệu tấn.
Chính phủ Việt Nam muốn chuyển 112.000 ha đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (không 3%) sang cây trồng khác như bắp, đậu nành từ nay đến năm 2015
3. Ấn Độ
Gạo Ấn Độ 5% tấm giao giữa tháng 5 với giá 425 USD/tấn, giảm khoảng 5 USD/tấn so với tháng 4 và giảm khoảng 30 USD/tấn so với năm 2013.
Chính phủ Ấn Độ dự báo sản lượng gạo niên vụ 2013-14 (10/2013 – 9/2014) đạt khoảng 106,29 triệu tấn, tăng 1% so với 105.24 triệu tấn niên vụ 2012-13.
4. Pakistan
Gạo Pakistan 5% tấm giao vào giữa tháng 5 giá 425 USD/tấn, tăng khoảng 5 USD/tấn so với tuần trước, tăng khoảng 15 USD/tấn so với năm 2013 và giảm khoảng 10 USD/tấn so với năm 2013. Giá gạo thơm basmati hạ xuống còn khoảng 1.350 USD/tấn vào tháng 4/2014, giảm 1% so với tháng 3 và cùng kỳ năm 2013.
Nguồn: bancuanhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã