Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 15/8/2015 so với ngày 8/8/2015 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | Campuchia | ||||
8/8/2015 | 15/8/2015 | 8/8/2015 | 15/8/2015 | 8/8/2015 | 15/8/2015 | 8/8/2015 | 15/8/2015 | 15/8/2015 | |
Gạo 5% | 375-385 | 375-385 | 340-350 | 340-350 | 385-395 | 375-385 | 340-350 | 340-350 | 425-435 |
Gạo 25% | 350-360 | 350-360 | 325-335 | 325-335 | 350-360 | 345-355 | 310-320 | 310-320 | 410-420 |
Gạo đồ | 375-385 | 370-380 |
|
| 375-385 | 370-380 | 415-425 | 415-425 |
|
Gạo thơm | 855-865 | 850-860 | 485-495 | 485-495 |
|
|
|
| 835-845 |
Tấm | 320-320 | 320-320 | 310-320 | 310-320 | 305-315 | 305-315 | 280-290 | 280-290 | 350-360 |
Những nước sản xuất lúa hàng đầu châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam, đã liên kết thành lập "Hiệp hội quốc tế dầu cám (International Association of Rice Bran Oil IARBO) để quảng bá sử dụng dầu cám phát triển dầu cám trên thế giới. IARBO sẽ có trụ sở tại Bangkok. Dầu cám có tiềm năng đạt sản lượng 3,5 triệu tấn, nhưng hiện tại chỉ có 1,5 triệu tấn ở Ấn Độ (950.000 tấn), Trung Quốc (200.000 tấn), Nhật Bản (80.000 tấn) và Thái Lan (50.000 tấn)
1.Thái Lan
Chính quyền quân sự Thái Lan đã bán được 426.977 tấn gạo dự trữ cho 47 doanh nghiệp trong nước qua đấu thầu thu được 178 triệu USD. Số gạo đấu giá đợt này là 668.000 tấn gạo, là phiên đấu giá thứ năm trong năm nay và là một trong chín sau khi chính quyền quân sự nắm quyền trong chính phủ tháng 2014. Chính phủ đã bán được 3,88 triệu gạo thu 1,15 USD gạo, hiện còn 14 triệu tấn gạo tồn kho. Dự kiến sẽ bán đấu giá tiếp 1,29 triệu tấn gạo hỏng trong công nghiệp chưng cất tháng này.
Trong tuần, Trung Quốc đã nhất trí mua 1 triệu tấn gạo của Thái Lan theo hình thức chính phủ với chính phủ (G2G). Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan đã đến thăm Trung Quốc vào tuần trước đã ký được hợp đồng 1 triệu tấn loại gạo 5% tấm, gạo Jasmine Thái và gạo Thái Hom Mali theo giá thị trường. Bộ sẽ đến Iran vào cuối tháng 8/2015 để thuyết phục Iran để mua gạo Thái Lan. Thái Lan xuất khẩu 4,46 triệu tấn gạo trong sáu tháng đầu năm 2015, trong khi Ấn Độ xuất khẩu 4,26 triệu tấn trong cùng kỳ.
2. Việt Nam
Việt Nam đã hạ giá sàn xuất khẩu gạo loại 25% tấm xuống 3% còn 340 USD/tấn (7.555 đồng/kg theo thời giá mới 22.222 đồng/USD) so với 350 USD/tấn để đẩy mạnh xuất khẩu và đối phó mất giá của tiền tệ Trung Quốc. Việt Nam xuất khẩu 3,301 triệu tấn gạo trong 7 tháng đầu năm 2015, giảm 9% so với 3,631 triệu tấn gạo xuất khẩu cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu trung bình trong năm 2015 là 414 USD/tấn (FOB), giảm 4% so với 431 USD/tấn cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 7/2015, Việt Nam xuất khẩu được 589.323 tấn gạo, giảm 4% so với 615.844 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 7/2014, và giảm 7% so với 632.010 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 6/2015. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 7/2015 ở mức 400 USD/tấn, giảm 7% so với một năm trước, và giảm 1,5% USD/tấn so với tháng trước.
Trung Quốc là thị trường chính của gạo Việt thời gian qua, đã cắt giảm nhập khẩu gạo từ Việt Nam kể từ đầu năm 2015, đã tác động xuất khẩu gạo của Việt Nam nghiêm trọng đầu năm 2015. Gia tăng nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc đã được các nhà xuất khẩu Việt Nam khai thác. Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới dù sản lượng gạo trên 140 triệu tấn. Nguyên nhân Trung Quốc nhập khẩu gạo ngày càng tăng là:. (1) Sản xuất những cây lương thực khác làm giảm diện tích canh tác lúa nước; (2) giá của giá gạo trong nước tăng cao so với gạo nhập khẩu; (3) Trung Quốc thích ăn gạo nhập khẩu.
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc thường nhập khẩu gạo càng cao khi giá thị trường thế giới càng thấp. Nhưng năm 2015, giá gạo Việt Nam dù thấp nhưng không thể thu hút nhu cầu của Trung Quốc. Tuy nhiên, tổ chức Lương nông Quốc tế FAO và Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu gạo của Việt Nam vào cuối năm 2015 do giá gạo giảm cũng như tác động của hạn hán El Nino đến sản xuất lúa Trung Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn quan ngại Trung Quốc còn lượng gạo dự trữ lên đến 102,5 triệu tấn, nhưng không thể bán cho các thương nhân địa phương. Chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu các thương nhân mua gạo dự trữ chính phủ để đổi hạn ngạch nhập khẩu. Trong trường hợp đó, xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo Việt Nam xuất khẩu 5,91 triệu tấn gạo năm 2015, giảm 6,5% so với ước tính trước đó là 6,32 triệu tấn
Trong khi đó, sự mất giá của đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ làm cho gạo nhập khẩu đắt tiền hơn. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc chủ động giảm giá đồng tiền nhằm đối phó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể tăng lãi suất, một động thái có thể tăng cường đồng đô la Mỹ trong khi đặt áp lực lên đồng nhân dân tệ như nó được liên kết với đồng đô la. Trong tình hình này, Trung Quốc có thể không tận dụng lợi thế của giá gạo xuất khẩu thấp. Việt Nam gạo 5% tấm hiện giá 345 USD/tấn so với Gạo Thái 5% tấm là 370 USD/tấn, gạo Ấn Độ 5% tấm là 370 USD/tấn và gạo Pakistan 5% tấm là 345 USD/tấn.
3. Philippines
Tổng số gạo dự trữ ở Philippines đến ngày 01/7/2015 đạt 2,57 triệu tấn, giảm 15% so với 3,02 triệu tấn tháng 6/2015, và tăng 27% so với 2,03 triệu tấn cùng kỳ năm 2014. Lượng gạo này đủ để kéo dài trong 76 ngày (gạo dự trữ hộ gia đình đủ dùng 28 ngày, gạo dự trữ của các doanh nghiệp đủ dùng 25 ngày và gạo dự trữ của nhà nước đủ dùng 23 ngày).
4. Myanmar
Myanmar có thể sẽ xem xét nhập khẩu gạo trong điều kiện thời tiết diển biến bất lợi trong những tháng tới. Lũ lụt gần đây ở phía bắc Myanmar chẳng những gây thiệt hại năng suất mà còn làm tăng giá gạo. Tuần trước, Myanmar đã quyết định ngưng xuất khẩu gạo cho đến ngày 15/ 9/2015, khi lúa bắt đầu thu hoạch. Trong số 2,56 triệu ha xuống giống ở miền Bắc, có 240.000 ha diện tích lúa đã bị ảnh hưởng, trong đó có 32.000 ha mất trắng Giá gạo ở khu vực bị lũ lụt đã tăng lên 1.638 USD/tấn (36.400 đồng/kg) so với 390 USD/tấn (8.667 đồng/kg) vào đầu tháng 8. Trong khi gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ có 350-370 USD/tấn.
Myanmar gấp rút mở nhiều điểm bán lẻ gạo tại các vùng lũ nhằm bình ổn giá gạo và phân phối hạt giống lúa cho nông dân. Bộ Nông nghiệp đánh giá có hơn 112.000 ha ruộng lúa phải xuống giống lại. Nông dân ở một số vùng bị ảnh hưởng lũ cho rằng việc xuống giống không thể tiến hành ngay được, trừ khi Cục thủy lợi giúp họ xây dựng lại các đập nhỏ đã bị phá hủy bởi lũ lụt.
Xuất khẩu gạo của Myanmar đã tăng liên tục trong những năm qua. Myanmar dự kiến sản lượng lúa năm 2015 sẽ đạt 14 triệu tấn (8.96 triệu tấn gạo), xuất khẩu 2 triệu tấn gạo so với 1,8 triệu tấn năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng lúa của Myanmar đạt 20 triệu tấn (12,8 triệu tấn gạo) và xuất khẩu 2,2 triệu tấn gạo năm 2015
5. Indonesia
Chính phủ Indonesia bảo đảm cung cấp đủ nước cho vụ lúa niên vụ 2015-16 từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2016. Cả nước hiện có 73 đập giữ nước, trong đó có 16 đập chính có thể cung cấp đủ nước cho cây lúa. Trong đó có đập Kedungombo ở Trung Java là lớn nhất nước, vừa được nâng cấp sau năm 2003 là năm hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử. Kedungombo có khả năng cung cấp 61.444 ha lúa ở các tỉnh Boyolali, Sragen và Grobogan.
Mặt khác, Bộ Nông nghiệp đang có kế hoạch tăng sản lượng ở các vùng đất ngập nước trong mùa khô. Indonesia có 19,9 triệu ha đất ngập nước thích hợp cho canh tác. Chính phủ sẽ đặc biệt tập trung đầu tư sản xuất lúa ở Sumatra và Kalimantan là tỉnh có 712.000 ha đất ngập nước. Bộ Nông nghiệp phân phối 21.000 máy bơm nước cho nông dân để khai thác 1.000 hồ chứa nước và đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi của 1,30 triệu ha nhằm giảm tác động của hạn hán do El Nino đối với nền sản xuất lúa Indonesia. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp sẽ làm việc với Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai quốc gia (BNPB) và quân sự để tạo mưa nhân tạo ở một số vùng trồng lúa như Java và miền nam Sumatra. Chính phủ đã chi 65,12 triệu USD để chống hạn, diện tích lúa bị hạn chỉ có 20.000 ha.
Để tự túc lương thực, chính phủ quyết tâm đạt mục tiêu tăng sản lượng lúa 7% năm 2015 lên 75,20 triệu tấn so với 70 triệu tấn vào năm 2014. Phấn đấu năm 2016 đạt 76,23 triệu tấn lúa (48 triệu tấn gạo).
Các doanh nghiệp gạo cho rằng việc xuống giống lúa muộn năm 2015 do hạn hán El Nino có thể chính phủ phải nhập khẩu gạo vào đầu năm 2016. Chính phủ sẽ đánh giá tác động của hạn hán đối với sản lượng lúa, trước khi quyết định nhập khẩu.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng Indonesia đạt 36,3 triệu tấn gạo (57,17 triệu tấn lúa), và nhập khẩu 1,25 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014-9/2015) và nhập khẩu 1,6 triệu tấn gạo
6. Pakistan
Người trồng lúa Pakistan đang thúc giục chính phủ ấn định giá thu mua lúa để giúp họ tháo gở khó khăn tài chính nghiêm trọng do không bán lúa được. Các kho dự trữ gạo của các doanh nghiệp trị giá 6 tỷ USD không xuất được nên họ không thể tiếp tục thu mua lúa năm 2015. Hội Nông dân đề nghị chính phủ hỗ trợ tài chính cho Tổng công ty Dịch vụ và Tồn trữ Nông sản Pakistan (Pakistan Agricultural Storage & Services Corporation Limited - PASCO) và Tổng công ty Thương mại Pakistan (Pakistan Trading Corporation - PTC) tổ chức mua lúa cho nông dân. Họ cũng kêu gọi chính phủ tăng cường xúc tiến thương mại để xuất khẩu khẩn cấp gạo tồn kho để bảo vệ nông dân và nhà xuất khẩu không bị phá sản.
Bộ Nông nghiệp Pakistan dự kiến sản lượng gạo niên vụ 2015- 16 (Tháng 7/2015-6/2016) đạt 6,902 triệu tấn (10,21 triệu tấn lúa) trên diện tích 2,836 triệu ha với năng suất 2,434 tấn/ha
7. Campuchia
Một chuyên gia ngành lúa gạo đã khuyến cáo xuất khẩu gạo Campuchia nên tập trung đa dạng hóa thị trường và tăng cường xuất khẩu gạo thơm. Campuchia sản xuất giống lúa Phka Runduol có chất lượng gạo tương đương với gạo Jasmine của Thái Lan. Campuchia nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu cho gạo thơm để nâng cao giá trị của nó và bán với mức giá cao.hơn. Gạo thơm ít' gặp cạnh tranh trên thị trường thế giới hơn so với gạo trắng thường vốn có lợi nhuận thấp và chi phí vận chuyển cao.
Campuchia xây dựng mục tiêu xuất khẩu gạo lên 1 triệu tấn, nhưng lại thiếu hệ thống thủy lợi, nhà máy xay xát, kho dự trữ cũng như tiềm lực tài chính thu mua lúa của nông dân. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo chính Campuchia. Sự quá phụ thuộc vào 1 thị trường duy nhất có thể là thảm họa cho ngành lúa gạo Campuchia vì Thái Lan, Việt Nam và Myanmar cũng đang cạnh tranh trên thị trường này.
Ngoài ra, Campuchia đang lo ngại việc phá giá đồng loạt các đồng tiền châu Á như tiền baht của Thái, nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng Việt Nam so với đô la Mỹ làm giảm khả năng cạnh tranh gạo Campuchia.
Campuchia đã xuất khẩu 312.317 tấn gạo trong 7 tháng đầu năm 2015, tăng 53% so với 204.128 tấn xuất khẩu cùng kỳ năm 2014. Có 72 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang 53 quốc gia, trong đó có 26 nước thuộc Liên minh châu Âu EU (193.903 tấn); Các nước thành viên ASEAN như Malaysia, Indonesia và Singapore (34.099 tấn); và cho các nước và các khu vực khác như Trung Quốc, Hong Kong, Australia, Mỹ, Đài Loan, và Canada (84.315 tấn).
8. Nepal
Do ảnh hưởng động đất, sản lượng lúa Nepal thấp và nhập khẩu đắt tiền đã được đẩy lên giá gạo trong nước trong nước. Giá của loại gạo Jira Masino đã tăng lên 559 -713 USD/tấn (12.422- 15.844 đồng/kg) so với 520 -674 USD/tấn (11.555-14.978 đồng/kg). Các điểm bán gạo không ngừng nâng giá trong thời gian qua. Hiệp hội bán lẻ Nepal (Retailers Association) cho biết giá gạo tăng đột biến do giá gạo ở Ấn Độ tăng và vận chuyển khó khăn. Nepal phải nhập khẩu số lượng lớn các loại gạo Jira Masino, Mansuli và basmat từ Ấn Đội. Do hiện tượng El Nino đã làm lúa năng suất thấp và gạo tăng giá ở Ấn Độ.
Theo Bộ Nông nghiệp Nepal, sản lượng lúa niên vụ 2014-15 (tháng 8/2014-7/2015) đã giảm 5,71% còn 4,78 triệu tấn so với 5.04 triệu tấn niên vụ 2013-14 do hạn hán. Nepal nhập khẩu gạo trị giá 132 triệu USD trong 11 tháng đầu niên vụ 2014-15, tăng 27% so với năm 2014. Đất lúa bị hạn hán thiếu hệ thống thủy lợi thích hợp. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết Nepal cần nhập khẩu 400.000 tấn gạo niên vụ 2015.
Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã